Hoàn thiện bộ máy và nguồn nhân lực KTHĐ đối với quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 83 - 84)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong năm 2015 về tất cả các số liệu và tình hình triển khai loại hình KTHĐ, và thực hiện

4.2.5. Hoàn thiện bộ máy và nguồn nhân lực KTHĐ đối với quản lý nợ công

73

Để tổ chức tốt công tác kiểm toán nợ công, KTNN cần nghiên cứu thành lập các bộ phận kiểm toán chuyên sâu nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong kiểm toán nợ công và nâng cao chất lượng kiểm toán. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, KTNN cần giao nhiệm vụ chủ trì kiểm toán nợ công cho một KTNN chuyên ngành về ngân sách (có thể là KTNN chuyên ngành II). Đơn vị chủ trì có nhiệm vụ kiểm toán nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và tổng hợp chung kết quả kiểm toán nợ công. Tại các KTNN khu vực cần thành lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách kiểm toán nợ chính quyền địa phương.

Hoàn thiện nguồn nhân lực:

Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực kiểm toán nợ công là yêu cầu đặt ra đối với KTNN. Cơ quan KTNN cần tiếp tục xây dựng năng lực của mình để có thể đánh giá được những tác động và những rủi ro của các công cụ tài chính mới.

Trong đào tạo đội ngũ KTV thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nợ công cần chú trọng đào tạo kiến thức và những am hiểu về KTHĐ và nợ công. Kiến thức về KTHĐ và nợ công cần được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ nợ, về tỷ giá hối đoái, các nghiệp vụ vay, trả nợ, hạch toán nợ công. Các nội dung này về cơ bản đã được pháp luật Việt Nam quy định và các định chế tài chính quốc tế biên soạn cẩm nang về nghiệp vụ nợ và quản lý nợ công. Ngoài ra, các KTV cần được đào tạo các kiến thức về kinh tế vĩ mô và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, chính sách tài khoá. Bởi các kiến thức này liên quan đến việc hình thành các ý kiến, nhận định về quản lý nợ, chính sách nợ của Chính phủ. Các kiến thức về NSNN, cân đối NSNN, vị thế ngân sách, bền vững NSNN cũng là những nội sung quan trọng cần được trang bị để KTV am hiểu.

Cần trang bị để các KTV luôn có ý thức rằng vấn đề nợ và quản lý nợ công là vấn đề khó, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề về chính sách kinh tế vĩ mô cũng như liên quan đến tình hình chính trị và an ninh quốc gia. Do vậy, bản thân mỗi KTV phải luôn có ý thức để trang bị hành trang về kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị nói chung cũng như những kiến thức về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nợ nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)