Nâng cao năng lực KTHĐ đối với công tác quản lý nợ công:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 81 - 82)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong năm 2015 về tất cả các số liệu và tình hình triển khai loại hình KTHĐ, và thực hiện

4.2.2. Nâng cao năng lực KTHĐ đối với công tác quản lý nợ công:

- Cơ quan KTNN cần tích cực hội nhập quốc tế trong KTHĐ và kiểm toán nợ công; tích cực trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của với các SAI tiên tiến trên thế giới, cũng như các tổ chức hành nghề có uy tín và bề dày kinh nghiệm về việc áp dụng KTHĐ cho kiểm toán nợ công để nâng cao năng lực trong lĩnh vực này;

- Xây dựng quy trình kiểm toán, sổ tay và cẩm nang kiểm toán để hướng dẫn KTV thực hiện KTHĐ về công tác quản lý nợ công: Để có thể kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện đối với nợ công, KTNN cần xây dựng quy trình, cẩm nang, sổ tay hướng dẫn KTHĐ đối với quản lý nợ công phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và tiệm cận thông lệ kiểm toán trên thế giới nhằm hướng dẫn, trợ giúp cho KTV nâng cao kỹ năng kiểm toán trong quá trình thực hiện.

- Xây dựng và ban hành các chuẩn mực mực KTHĐ, trong đó có kiểm toán nợ công; hệ thống hồ sơ mẫu biểu về KTHĐ đáp ứng được các yêu cầu về lý thuyết và thực tiễn áp dụng, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các hướng dẫn về KTHĐ của INTOSAI. Chọn lọc các hướng dẫn của các cơ quan kiểm toán tối cao có bề dày kinh nghiệm về KTHĐ để nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm đúc rút từ thực

71

tiễn hoạt động để ban hành các hướng dẫn về KTHĐ phù hợp với đặc thù của Việt Nam;

- KTNN cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình lô-gic đối với hệ thống quản lý công đồng thời thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro nợ công theo mô hình lô-gic;

- KTNN cần xây dựng các tiêu chí kiểm toán cơ bản trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro và các thông lệ thực hành tốt của quốc tế đối với nợ công, trong đó tập trung vào một số nội dung cụ thể và đặc thù của KTHĐ đối với kiểm toán nợ công;

- KTNN cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về KTHĐ và kiểm toán nợ công phù hợp với năng lực đội ngũ kiểm toán viên và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đào tạo của INTOSAI, ASOSAI, các SAIs và hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài nhằm xây dựng đội ngũ kiểm toán viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, tương xứng với yêu cầu của KTHĐ và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trước mắt, tập trung đào tạo cả về lý thuyết và thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với kiến thức pháp luật, kinh tế, xã hội, kiến thức đa ngành và kỹ năng thực hành cho đội ngũ kiểm toán viên của Phòng KTHĐ thành lực lượng nòng cốt, có năng lực chuyên sâu về KTHĐ. Tăng cường hợp tác, giao lưu học tập nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm KTHĐ trong và ngoài nước;

- Tăng cường sử dụng chuyên gia trong KTHĐ nói chung trong việc thực hiện KTHĐ đối với quản lý nợ công nói riêng để tư vấn xây dựng tiêu chí, củng cố bằng chứng kiểm toán, phân tích đánh giá, đưa ra kiến nghị phù hợp…; hoàn thiện quy định về việc sử dụng chuyên gia nhằm lựa chọn chuyên gia có đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tính độc lập, khách quan và tăng cường giám sát chất lượng, hiệu quả công việc của chuyên gia;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)