Những mặt đã làm đƣợc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 70 - 71)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong năm 2015 về tất cả các số liệu và tình hình triển khai loại hình KTHĐ, và thực hiện

3.3.1. Những mặt đã làm đƣợc

- Về nội dung, mục tiêu kiểm toán: Ngoài xác nhận tính đúng đắn trung thực báo cáo quyết toán NSNN, vốn TPCP, cuộc kiểm toán liên quan đến nợ công còn tập trung đến công tác phát hành, lãi suất phát hành. Đồng thời đi sâu đánh giá đến tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước có liên quan đến công tác phát hành, quản lý, sử dụng vốn TPCP.

- Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán và triển khai kiểm toán: đã chú trọng

hơn đến việc đánh giá hiệu quả, hiệu lực của các chính sách liên quan đến công tác phát hành, quản lý, sử dụng vốn TPCP, qua đó có những đánh giá tổng thể hơn về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của công tác phát hành, quản lý vag sử dụng nguồn vốn vay này. Do đó, kết quả kiểm toán ngoài kiến nghị xử lý tài chính trên 2.400 tỷ đồng, còn đưa ra nhiều bất cập về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phát hành, quản lý và sử dụng nguồn TPCP làm ảnh hưởng đến tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay này để kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sửa đổi bổ sung, như: Kiến nghị với Thủ tươngc Chính phủ xem xét, cân nhắc lại tỷ lệ phát hành vốn TPCP có kỳ hạn ngắn, nhất là kỳ hạn dưới 03 năm nhằm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, đúng với mục đích phát hành, đồng thời tạo cho thị trường vốn phát huy hiệu quả, có khả năng thu hồi và trả nợ vốn; hoặc kiến nghị với Quốc hội Giảm bớt lĩnh vực được đầu tư từ nguồn vốn

60

TPCP, cần tập trung đầu tư vào những lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi) để tập trung nguồn vốn, sớm phát huy hiệu quả sử dụng của dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xã hội, tăng thu NSNN để sớm trả nợ và đầu tư cho các lĩnh vực khác. Đối với các công trình phục vụ an sinh xã hội (như giáo dục, y tế...) nên ưu tiên từ các nguồn vốn khác (vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách tập trung...)

- Về phạm vi kiểm toán: Đã tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán độc lập với

phạm vi kiểm toán rộng (56 địa phương và 07 bộ, ngành), qua đó có cái nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn vay (TPCP).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)