Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 44 - 47)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong năm 2015 về tất cả các số liệu và tình hình triển khai loại hình KTHĐ, và thực hiện

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích của việc nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề cần giải quyết, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này cho phép tác giả tìm hiểu lịch sử về chủ đề nghiên cứu, kế thừa các thành tựu mà các nhà nghiên cứu trước đã làm. Với phương pháp này, tác giả sẽ thu thập được những thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề của luận án; về kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đã công bố trên các ấn phẩm; và về các số liệu thống kê. Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết, báo cáo tại hội thảo, tài liệu dịch, internet và từ các ấn phẩm khác;

Phƣơng pháp lô-gic học: tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm nghiên cứu mối liên quan giữa những đặc tính của nợ công, công tác quản lý nợ công với chức năng kiểm toán, giám sát và loại hình KTHĐ. Tác giả cũng phân tích sự khác nhau căn bản giữa việc áp dụng 2 loại hình KTHĐ và kiểm toán tài chính, để từ đó làm sáng tỏ sự cần thiết của việc áp dụng loại hình KTHĐ cho kiểm toán nợ công. Bên cạnh đó, cũng với phương pháp lô-gic học, tác giả sẽ xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện KTHĐ đối với quản lý nợ công trên cơ sở phân tích thực trạng, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế của tình

34

hình thực hiện kiểm toán nợ công hiện nay ở KTNN;

Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích:Từ cách tiếp cận hệ thống, đề tài sử dụng phương pháp phân tích hệ thống. Phương pháp này đặt việc áp dụng loại hình KTHĐ vào kiểm toán nợ công của KTNN để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, qua đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc áp dùng loại hình kiểm toán mới này;

Phƣơng pháp khảo sát, đánh giá tài liệu: Nghiên cứu, tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong kiểm tra giám sát nợ công;

Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Với phương pháp thống kê, các số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu từ nguồn chính là kết quả kiểm toán KTHĐ quản lý nợ công giai đoạn 2011-2014 của KTNN để phân tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp.

Phƣơng pháp suy luận, diễn giải: Dựa trên cơ sở những số liệu thực tế thu thập được qua kết quả kiểm toán nợ công, thực trạng nợ công, công tác quản lý nợ công và công tác kiểm toán của KTNN những năm qua, cũng như khung lý thuyết về đánh giá hiệu quả việc kiểm toán nợ công, tác giả tiến hành phân tích những điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện kiểm toán nợ công, đồng thời chỉ ra sự cần thiết của việc áp dụng loại hình KTHĐ để kiểm toán nợ công. Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ phương pháp suy luận, diễn giải, luận văn đề xuất các giải pháp để áp dụng loại hình KTHĐ vào kiểm toán nợ công của KTNN.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp tiếp cận định tính và định lượng: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3. Để thu thập được đầy đủ thông tin về quản lý nợ công, KTHĐ và kiểm toán nợ công, tác giả sẽ xem xét cả khía cạnh định tính và định lượng. Với những thông tin thu thập và thống kê được, sau khi được phân loại tác giả trình bày dưới dạng bảng số liệu; biểu đồ; đồ thị hoặc con số rời rạc (nếu số liệu không mang tính hệ thống hoặc thành chuỗi mà rời rạc). Còn với những thông tin không thể đo lường được

35

hoặc không thu thập được bằng phương pháp định lượng, tác giả sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá hay những nhận định một cách logic trong tổng thể của luận văn.

Phƣơng pháp thu thập, tính toán

Bước 1: Tổng hợp và xây dựng khung lý luận về nợ công, kiểm toán nợ công và KTHĐ.

Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu: Báo cáo kiểm toán nợ công các năm 2010-2014.

Bước 3: Phân tích số liệu: Kết quả thu thập được tổng hợp, phân tích làm

căn cứ đánh giá thực trạng KTHĐ quản lý nợ công, để qua đó đưa ra đánh giá về những mặt đã làm được và chưa làm được của KTNN trong lĩnh vực quản lý nợ công.

Bước 4: Đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng KTHĐ vào kiểm toán quản lý

36

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)