Các nguyên tắc quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 28 - 29)

- Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý nợ công:

Mặc dù về nguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ nhưng trong khuôn khổ pháp lý cần phải rõ ràng về vai trò và trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền vay, trả nợ và thực thi các nghiệp vụ quản lý nợ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý nợ công: Có 2 lý do cho

việc cần bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động quản lý nợ công là giảm thiểu vấn đề thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính (điều này sẽ giúp cho hoạt động thị trường hoạt động hiệu quả, phản ánh đúng bản chất cung-cầu) và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền và cơ quan trong quản lý nợ công, do đó:

+ Các mục tiêu quản lý nợ cần được xác định rõ và công bố công khai, việc áp dụng các biện pháp quản lý về chi phí, rủi ro cần được luận giải cụ thể.

+ Công khai thông tin về chính sách, kế hoạch quản lý nợ. Người dân cần phải có được các thông tin về hoạt động ngân sách trước đây, hiện nay và dự kiến ngân sách tương lai, trong đó có cả thông tin về nguồn tài trợ và vị thế tài

18

chính tổng thể của chính phủ. Thông tin về nợ công cần được công bố qua trang điện tử của Bộ Tài chính hoặc bằng văn bản.

+ Hàng năm, các hoạt động quản lý nợ công cần được kiểm toán bởi các cơ quan như KTNN hoặc doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Kết quả kiểm toán của hoạt động quản lý nợ phải được công bố công khai.

- Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn nhất định nhằm bảo đảm an ninh tài

chính và cân đối vĩ mô nền kinh tế: Vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công

là chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí. Đây là yêu cầu tiên quyết mà Chính phủ phải đáp ứng, vì đó là điều kiện cơ bản để một quốc gia giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp cận được các nguồn vốn trong và ngoài nước. Muốn đảm bảo an toàn nợ công cần phải thiết lập ngưỡng an toàn nợ công. Khi nợ công vượt quá ngưỡng an toàn sẽ có nguy cơ tăng nợ vượt tầm kiểm soát bởi lẽ nợ càng nhiều thì càng có nhu cầu vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ với chi phí vay nợ gia tăng. Điều đó làm tăng thêm rủi ro cho cả chủ nợ lẫn bên đi vay;

- Bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay: Tương tự như

khu vực tư nhân, Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng kế hoạch vay và sử dụng vốn vay trên cơ sở tính toán chi phí và lợi ích của các dự án đầu tư nhằm bảo đảm trả được vốn và lãi cho người cho vay;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam luận văn ths (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)