Thực trạng quản trị vốn kinhdoanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ bắc hà (Trang 66 - 71)

5. Nguồn VLĐ thường xuyên

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinhdoanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

2.2.2.1 Thực trạng quản trị vốn lưu động

Vốn lưu động là một bộ phận rất quan trọng trong vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và với Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà nói riêng. Đặc biệt VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VKD của công ty Bắc Hà, đây lại là loại vốn có tốc độ luân chuyển nhanh trong năm góp phần tạo ra doanh thu cũng như kết quả kinh doanh cho công ty.Vì vậy quản trị VLĐ là một yêu cầu cần thiết với Bắc Hà.

Chúng ta xem xét sự biến động về quy mô và cơ cấu VLĐ của công ty được qua bảng sau:

Bảng 2.7 Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà Đơn vị : Đồng CHỈ TIÊU 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tỉ lệ (%) A.Tài sản ngắn hạn 10.694.511.033 71,38% 12.054.120.554 58,53% (1.359.609.521) 12,85% (11,28%)

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 4.056.271.974 37,93% 3.126.866.566 25,94% 929.405.408 11,99% 29,72%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.229.612.323 48,90% 7.096.910.233 58,88% (1.867.297.910) (9,98%) (26,31%)

1.Phải thu của khách hàng 2.660.600.000 50,88% 5.596.900.000 78,86% (2.936.300.000) (27,98%) (52,46%) 2.Trả trước cho người bán 2.557.540.101 48,90% 1.488.538.001 20,97% 1.069.002.100 27,93% 71,82% 3.Các khoản phải thu khác 11.472.222 0,22% 11.472.222 0,17% 0 0,05% 0,00%

IV. Hàng tồn kho 534.518.571 5,00% 653.832.857 5,42% (119.314.286) (0,42%) (18,25%)

1.Hàng tồn kho 534.518.571 100% 653.832.857 100% (119.314.286) 0,00% (18,25%) 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0,00%

V. TSNH khác 874.108.165 8,17% 1.176.510.908 9,76% (302.402.743) (1,59%) (25,70%)

1.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 96.146.082 11,00% 397.184.086 33,76% (301.038.004) (22,76%) (75,79%) 2.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 1.107.575 0,13% 2.472.314 0,21% (1.364.739) (0,08%) (55,20%) 4.Tài sản ngắn hạn khác. 776.854.508 88,87% 776.854.508 66,03% 0 22,84% 0,00%

Từ bảng 2.7 ta thấy vốn lưu động của công ty Bắc Hà trong năm 2014giảm từ 12.054.120.554 đồng xuống 10.694.511.033 đồng, tương ứng giảm 1.359.609.521đồng ứng với 11,28 % so với năm 2013.Vốn lưu động tăng chủ yếu là docác khoản phải thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong vốn lưu động lại có sự giảm đáng kểvà một phần tài sản ngắn hạn giảm, chính là thuế và các khoản phải khác phải thu Nhà nước giảm.Cụ thể:

Quy mô vốn bằng tiền cuối năm là 4.056.271.974 đồng, so với đầu năm đã tăng

929.405.408đồng (29,72%). Nguyên nhân chủ yếu là do về cuối năm doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi phí lãi vay ít hơn so với đầu năm, nguyên nhân chính là do các khoản vay nợ của công ty giảm,dẫn tới việc tiền gửi ngân hàng tăng đáng kể. Như vậy, trong năm vốn bằng tiền của công ty đã tăng 1 lượng tương đối lớn so với đầu năm, chứng tỏ khả năng thanh toán thường xuyên của công ty tốt hơn so với đầu năm. Điều này tốt cho doanh nghiệp vì vốn bằng tiền là loại vốn dễ thanh khoản. Đặc biệt tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng VLĐ tương đối lớn ở mức 37,93% tại thời điểm cuối năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm là 5.229.612.323đồng, giảm

1.867.297.910 đồng ứng với 26,31%.so với thời điểm đầu năm, tuy nhiên các khoản này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong VLĐ khoảng 48,9% tại thời điểm cuối năm.Việc giảm các khoản phải thu chủ yếu là do phải thu của khách hàng giảm (2.936.300.000 đồng ứng với tỷ lệ giảm 52,46 %). Điều này bắt nguồn từ việc thay đổi chính sách bán hàng của Công ty. Trong năm chính sách bán hàng của Công ty có sự dao động khá lớn đó là việc chủ động thu hẹp thời hạn các khoản nợ từ khách hàng, điều này tuy có làm giảm doanh thu của công ty nhưng bù lại việc bị chiếm dụng vốn từ khách hàng đã giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, Công ty cũng đẩy nhanh việc thanh toán trước cho nhà cung cấp, thể hiện ở khoản trả trước cho người bán tăng từ 1.488.538.001 đồng lên 2.557.540.101 đồng, tương ứng tăng 71,82% nhằm nâng cao uy tín, đảm bảo

mua đủ nguyên vật liệu, từ đó tăng cường sự tín nhiệm từ các khách hàng. Trong năm công ty cũng quản lý tốt các khoản nợ của mình và đã không trích dự phòng nợ khó đòi, đây là hướng đi tốt của công ty trong năm 2014.

Hàng tồn kho của công ty và thời điểm cuối năm 2014 là 534.518.571 đồng

giảm 119.314.286 đồng so với đầu năm 2013, ứng với mức giảm 18,25%.Tỉ trọng hàng tồn kho của công ty trong năm giảm nhẹ 0,42% và vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong vốn lưu động của công ty dao động khoảng hơn 5,00%.Việc giảm hàng tồn kho xuất phát từnguyên nhân:

- Công ty chủ động giảm hoàn toàn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ 119.314.286 đồng về 0 (nguồn Thuyết Minh báo cáo tài chính công ty năm 2014) .Việc này sẽ giúp cho công ty có nhiều lợi thế khi chi phí tồn kho sẽ giảm đi trong thị trường đang còn hạn hẹn. Đây có thể được đánh giá là hướng đi đúng đắn của công ty, lượng hàng tồn kho tuy chưa giảm đi nhiều nhưng đã giúp công ty giảm chi phí lưu kho lại vừa có cơ hội quay vòng vốn nhanh.

Tài sản ngắn hạn khác (tài sản lưu động khác) của công ty chiếm tỉ trọng

tương đối đáng kể trong vốn lưu động, nhưng trong năm cũng có những biến động, cụ thể vào cuối năm 2013 tài sản lưu động khác đạt 1.176.510.908 đồng , cuối năm 2014 tài sản ngắn hạn khác giảm còn 874.108.165 đồng so với đầu năm, tương ứng với mức giảm 25,7%.Việc giảm tài sản lưu động khác chủ yếu là do thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và một phần thuế và các khoản phải thu Nhà nước trong năm giảm xuống.

Trên đây là những phân tích sơ lược về tình hình vốn lưu động của Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà.Để có những đánh giá đúng đắn và sát thực, cần phải đi sâu phân tích tình hình thực tế của từng khoản VLĐ như sau:

Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Bảng 2.8 Cơ cấu và sự biến động vốn bằng tiền của công ty năm 2014

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỉ lệ (%) Tiền 4.056.271.974 100,00% 3.126.866.566 100,00% 929.405.408 0,00% 29,72% 1. Tiền mặt 1.825.309.266 45% 2.543.917.425 81,36% (718.608.159) (36,36%) (28,25%) 2. Tiền gửi NH 2.230.962.708 55% 582.949.141 18,64% 1.648.013.567 36,36% 282,70%

(Nguồn: Tổng hợp từ thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014)

Từ bảng cơ cấu vốn lưu động đã phân tích ở trên, ta thấy tại thời điểm cuối năm, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 37,93% trong tổng vốn lưu động, đây được xem là một tỷ lệ khá cao. So với đầu năm, khoản mục này đã tăng lên từ 3.126.866.566 đồng lên 4.056.271.974 đồng ứng với mức tăng là 929.405.409 đồng và tỷ lệ tăng là 27,92%.

Vốn bằng tiền tăng là do tiền gửi ngân hàng tăng mạnh trong khi tiền mặt lại giảm xuống. Cụ thể là tiền gửi ngân hàng tăng từ 582.949.141 đồng lên 2.230.962.708 đồng ứng với mức tăng là 1.648.013.567 đồng và tỷ lệ tăng là 282,70%. Tiền mặt giảm từ 2.543.917.425 đồng xuống 1.825.309.266 đồng, như vậy đã giảm xuống 718.608.159 đồng (28,25%). Do vậy, làm thay đổi về cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền. Tại thời điểm đâu năm, tỉ trọng tiền mặt là 81,36% và tiền gửi ngân hàng là 18,64%. Nhưng đến cuối năm tiền mặt chỉ chiếm 45% và tiền gửi ngân hàng chiếm 55%. Tại đầu năm và cuối năm, tiền mặt đều chiếm tỉ trọng khá lớn trong khoản mục tiền. Sự biến động như vậy bắt nguồn từ việc trong năm 2014 công ty đã thu hồi một lượng lớn các khoản phải thu. Tiền mặt tăng lên mạnh cho thấy nỗ lực của công ty trong việc đảm bảo khả năng thanh toán tức thời khi đến hạn, đồng thời nhằm đảm bảo uy tín của công ty, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trong tương lai.Nhưng nếu lượng tiền mặt được dự trữ quá lớn dễ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến các lợi ích tài chính. Do vậy, công ty cũng cần xem xét để xác định

một mức tiền mặt hợp lí sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa tối thiểu hóa rủi ro khi lượng tiền mặt được dự trữ quá lớn.

Để đánh giá hiệu quả hơn về tình hình sử dụng vốn bằng tiền, ta đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong năm 2013, 2014 qua bảng 2.9

Bảng 2.9 Các hệ số khả năng thanh toán của công ty Cổ phần đầu tư và công nghệ Bắc Hà

(đvt:đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Tỉ lệ % I. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn(1):

(2) 0,8530 0,6801 0,1729 25,42% (1)Tài sản ngắn hạn 10.694.511.03 3 12.054.120.55 4 (1.359.609. 521) (11,28 %) (2)Nợ ngắn hạn 12.536.222.76 2 17.724.050.47 6 (5.187.827. 714) (29,27%)

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ bắc hà (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w