Luận văn tốt nghiệp Học viện tàichính Quản trị vốn bằng tiền
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinhdoanh của Doanh nghiệp
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố chủ yếu quyết định đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị VKD. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Trình độ người lao động cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Chu kì sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến
vòngquay VKD. Nếu chu kì sản xuất kinh doanh ngắn thì vốn quay được nhều vòng, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh đáp ứng nhu cầu vốn cho chu kì kinh doanh tiếp theo. Ngược lại nếu chu kì kinh doanh kéo dài, số vòng quay vốn thấp, doanh nghiệp lâu thu hồi vốn có thể gây gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tăng cao áp lực trả nợ cho doanh nghiệp khi đến hạn. Vì vậy, doanh nghiệp tìm các biện pháp để rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình.
+ Sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh
Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án sản xuất kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp cần được xác định phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và những đặc trưng riêng có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến sự phù hợp giữa tài sản và các nguồn tài trợ cho tài sản để VKD được sử dụng có hiệu quả nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
Doanh nghiệp muốn sử dụng bất cứ nguồn tài trợ nào cũng phải chịu một chi phí huy động vốn nhất định. Chi phí huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
+ Kỹ thuật sản xuất : các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới
các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như năng suất lao động của doanh nghiệp.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp quản trị vốn của kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng từng nhân tố, xem xét cụ thể từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp và đưa ra các chiến lược nhằm thực hiện tốt công tác quản trị vốn kinh doanh.
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị VKD bao gồm:
+ Cơ chế quản lí và chính sách vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế
thị trường, các doanh nghiệp luôn chọn các hình thức kinh doanh phù hợp với các quy định pháp luật. Nhà nước tạo các tạo môi trường và hành lang pháp lí để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế, chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhân tố thuộc về nền kinh tế: Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong
một môi trường kinh doanh nhất định và chịu ảnh hưởng của các nhân tố chung thuộc về nền kinh tế như khủng hoảng, lạm phát, lãi suất,... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công tác nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
trong việc giúp các doanh nghiệp thích nghi kịp thời trước những biến động của nền kinh tế.
+ Đăc thù ngành kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn vốn và vòng quay vốn. Do đó, trong quá phân tích đánh giá, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết.
+ Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật : Nếu như doanh nghiệp có thể tiếp cận
kịp thời với khoa học công nghệ thì có thể nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Ngược lại, có thể gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật còn làm tăng hoa mòn cho tài sản vô hình, gây nguy cơ mất vốn cho doanh nghiệp.
+ Các rủi ro bất thường của quá trinh sản xuất kinh doanh: như thiên
tai, dịch họa, chiến tranh,... mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được. Những rủi ro này làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hư hại dẫn đến vốn kinh doanh bị mất mát.
CHƯƠNG 2