CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 65 - 68)

T Đối tác đầu tư

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM

CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

Việt Nam đã bước sang nhóm các nước thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế đang đứng trước những nhu cầu phát triển mới. Để đạt được mục được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 và biến nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp như Đại hội VIII của Đảng đã đề ra đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Đối với lĩnh vực FDI, cần thống nhất nhận thức và khẳng định quan điểm chiến lược thu hút FDI cả đối với trung và dài hạn. Theo đó, việc thu hút và sử dụng FDI trong những năm tới cần quán triệt các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, phải coi thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, của các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong đó, FDI đóng vai trò là động lực tạo sự đột phá, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quá trình CNH-HĐH đất nước, là bộ phận quan trọng và không thể tách rời của quá trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình hội nhập. Gắn việc thu hút FDI với sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trên cơ sở phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời bổ sung các nguồn lực bên ngoài về vốn, công nghệ, thị trường để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, chính sách FDI của Việt Nam cần chuyển sang coi trọng cơ cấu và chất lượng trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng các dự án về mặt thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu; tác dụng phát triển các ngành và sản phẩm có sức cạnh tranh cao; giải quyết các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường. Trước đây, Việt Nam đã chú

trọng đến việc thu hút các dự án FDI về lương. Tuy nhiên, thu hút quá nhiều mà không hiệu quả có thể dẫn đến các bất ổn xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng kinh tế.

Trong thời gian tới, ưu tiên thu hút dòng vốn FDI vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên như: các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; các ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp môi trường và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới.... Những dự án tiết kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ cũng sẽ được ưu tiên. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực khác cũng sẽ được tập trung thu hút đầu tư, như khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đi liền với dịch vụ phụ trợ; công nghiệp nông nghiệp; chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, gồm cả thủy, hải sản; các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, cảng biển, sân bay cũng như các ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn như y tế, giáo dục, đào tạo cũng sẽ được ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư.

Thứ ba, về đối tác, ưu tiên các nước có công nghệ hiện đại như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, trong đó đặc biệt tập trung thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia theo cả hai hướng: thực hiện các dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ tư là xác định việc thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng.

Thứ năm là thu hút FDI nhằm tăng cường liên kết với DN trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng chất trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 65 - 68)