Những tồn tại của chính sách liên quan tới hoạt động thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 44 - 47)

vốn FDI tại Việt Nam

Tại mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải xem xét kĩ lưỡng nên áp dụng chính sách nào phù hợpnhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mình. Đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời kì suy thoái,với mục tiêu tăng cường thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, việc chính phủ thực hiện điều chỉnh các chính sách liên quan tới hoạt động thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam đã mang lại không ít các thành tựu trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, các chính sách liên quan tới hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay còn gặp phải một số điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên việc xác định địa vị pháp lý (quyền, nghĩa vụ) cũng như điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh của các đối tượng này còn chưa có quan điểm thống nhất giữa các Cơ quan quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Việc cấp cho một doanh nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế và tồn tại nhiều bất cập. Việt Nam đến nay còn chưa phân định rõ ràng khái niệm nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần hoàn tất một số thủ tục bắt buộc theo pháp luật Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là số đăng ký vốn của dự án là coi như đã trở thành một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực sự.

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của Luật rộng, bao quát toàn bộ hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đầu tư sử dụng vốn nhà nước và đầu tư

tư nhân, đầu tư ra nước ngoài… nên một số quy định của Luật còn chồng chéo với quy định của các Luật khác gây rối, phức tạp. Hơn nữa, có nhiều luật cùng điều chỉnh hoạt động đầu tư như Luật đất đai, Luật kinh doanh Bất động sản, nhưng lại không có sự phân định rõ ràng với Luật Đầu tư về phạm vi, đối tượng áp dụng nên việc thực thi khó tránh khỏi trùng lặp, thậm chí xung đột với quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ vài tháng trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện lộ trình cam kết với Tổ chức này về mở cửa thị trường đầu tư trong các ngành dịch vụ cũng như các cam kết khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư đã bộc lộ một số hạn chế. Nhiều địa phương tăng cường thu hút đầu tư mà không chú trọng chất lượng, hiệu quả của dự án, không tuân thủ quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ, biện pháp kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng và thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án. Tình trạng cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư. Đây là một trong nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư một cách bừa bãi không đúng theo tiến độ diễn ra phổ biến gây lãng phí nguồn lực đất đai, tài nguyên của đất nước ảnh hưởng tới chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa cơ quan trung ương và địa phương chưa được hoàn thiện kịp thời trong bối cảnh thực hiện chế độ phân cấp cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý đầu tư.

Thứ tư, bên cạnh những lợi ích to lớn mà việc phân cấp quản lý FDI mang lại, vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

Công tác quy hoạch cho từng vùng, qui hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch ngành nghề cho địa phương chưa được hợp lý dẫn đến tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư tràn lan, không tính đến nhu cầu thị trường, gây lãng phí,

hiệu quả đầu tư thấp như cùng trong một khu vực nhưng có nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, nhiều sân bay hoặc sân gôn dẫn đến mất cân đối chung

Hệ thống pháp luật và chính sách chưa đồng bộ và đầy đủ, mỗi địa phương có cách hiểu khác nhau về luật dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về sự không thống nhất chính sách giữa chính quyền Trung ương và địa phương

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn hạn chế và chưa được đào tạo cơ bản. Năng lực thẩm định của các cán bộ địa phương không đồng đều, nên việc xem xét kỹ tiêu chí về công nghệ, về năng lực thực sự của từng nhà đầu tư… không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến lớn đến môi trường xã hội và môi trường đầu tư chung. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tư về tiến độ triển khai dự án, về huy động vốn, xây dựng, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, thực hiện chế độ đối với người lao động, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước… không được đảm bảo.

Từ những đánh giá trên cho thấy, việc phân cấp quản lý FDI là cần thiết, tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý cần phải có những giải pháp nhằm khắc phục triệt để những hạn chế của việc phân cấp này.

Thứ năm, các cơ quan hoạch định chính sách chưa quan tâm nhiều đến xác định ưu tiên FDI vào lĩnh vực nào, ở khu vực nào, để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu cũng như khắc phục, hạn chế những mặt trái của nguồn vốn này. Bên cạnh đó, nhiều chính sách về FDI đã được luật hóa, nhưng hoạt động thực thi vẫn còn nhiều bất cập, chính sách và định hướng ưu đãi cho DN FDI thiếu nhất quán giữa các địa phương và giữa các giai đoạn phát triển

Chính sách của Chính phủ thiếu một chiến lược cụ thể, nên việc phối hợp giữa các bộ, ngành, trung ương và địa phương còn lỏng lẻo, các điều kiện thu hút, sử dụng FDI không đồng bộ và chậm cải thiện. Đặc biệt, còn ôm đồm

về mục tiêu thu hút sử dụng FDI, theo đó, chấp nhận tư tưởng đánh đổi ưu đãi FDI để phục vụ mục tiêu xã hội. Theo đó chiến lược cũng khiến mục tiêu thu hút, sử dụng vốn FDI thời gian qua còn dàn trải và thiếu trọng điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w