Thực trạng FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 51 - 52)

Trong giai đoạn 2007-2012, FDI đã trải rộng khắp cả nước, số lượng địa phương được -đầu tư và số lượng vốn đầu tư vào các địa phương không ngừng tăng lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển của địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư không đồng đều, hầu hết vẫn tập trung vào các địa bàn có lợi thế, các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam- Bà Rịa, Vũng Tàu và TP.HCM thay phiên nhau đạt thành tích thu hút cao nhất trong cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

Năm 2010, FDI đã có mặt ở 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều nhà FDI nhất với trên 3.547 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 30,95 tỷ USD, chiếm 28,88% tổng số dự án và 15,92% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang vươn lên rất sát với thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký 26,37 tỷ USD, chiếm 13,57% tổng vốn

đăng ký của cả nước. 10 tỉnh, thành phố thu hút FDI lớn nhất này đã chiếm tới 71,5% tổng vốn đăng ký của cả nước (194,38 tỷ USD), 54 tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 28,5% tổng vốn đăng ký tạo sự chênh lệch khá lớn là do chính sách ưu đãi của Chính phủ nhằm tập trung phát triển một số vùng trọng điểm.

Theo đà như vậy, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với gần 3 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư vào năm 2011. Hải Dương đứng thứ hai là do có một dự án lớn Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD , Hà Nội đứng thứ 3.

Năm 2012, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, TP Hồ Chí Minh tụt xuống đứng thứ 2 và Đồng Nai đứng thứ 3 vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Xét theo vùng thì vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,38 tỷ USD, chiếm 36% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít vốn FDI nhất, trong 11 tháng chỉ chiếm 0,8% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w