tới thu hút FDI trong thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu (sau năm 2008)
2.1.2.1 Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi chính sách liên quan đến hình thức đầu tư nước ngoài
Hình thức được Chính phủ chú trọng khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài là loại hình doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức BOT, BTO, BT, đặc biệt là trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng -lĩnh vực cần gấp rút nâng cấp để tạo dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 thay thế Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11/05/2007 nhằm đưa ra những quy định cụ thể đối với các khu vực, điều kiện và quy trình đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng BOT, BTO và BT một cách minh bạch hơn. Sau hình thức đầu tư BOT, BTO, BT,… (được coi là mô hình PPP truyền thống), đầu tư PPP theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là hình thức đầu tư PPP hiện đại, với việc Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án.
Để bảo đảm tính linh hoạt của hoạt động đầu tư, Nghị định 108/NĐ-CP có quy định về chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Theo đó, nhà ĐTNN trong quá trình hoạt động của mình được tự do chuyển đổi giữa
các hình thức đầu tư để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mà không bị cấm hoặc hạn chế. Họ được lựa chọn lĩnh vực đầu tư, các biện pháp huy động vốn, vị trí địa lý và quy mô đầu tư, tự do lựa chọn đối tác đầu tư và thời hạn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và các cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Kết quả ,Tỷ trọng các doanh nghiệp FDI hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài đã tăng mạnh, từ khoảng 30% tổng số dự án giai đoạn 1988- 1996, lên trên 60% trong giai đoạn 1996-2000 và trên 70% từ 2000 đến nay. Như vậy có thể thấy môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện, minh bạch hơn, cởi mở hơn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có nắm vốn chủ sở hữu , các nhà đầu tư nước ngoài còn tham gia vào các hình thức đầu tư không nắm vốn chủ sở hữu như nhượng quyền thương mại, thầu phụ hay thuê ngoài…
2.1.2.2 Chính phủ điều chỉnh định hướng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam có xu hướng ưu đãi thu hút FDI cho các ngành nông lâm thủy hải sản để đảm bảo vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Từ năm 2010, Việt Nam đưa ra tiêu chí mới về phân loại lại nhóm ngành, do đó các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản ghép vào với các dự án đầu tư nước ngoài của các lĩnh vực chế biến khác. Theo cách phân loại mới này, số lượng dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp giảm. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu như năm 2001, tỷ trọng FDI đầu tư vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI vào Việt Nam thì đến năm 2011 giảm còn 1%, và năm 2012, con số này chỉ còn 0,6%, với 87,8 triệu USD do đầu tư vào nông nghiệp thường mang tính rủi ro cao, chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, bệnh dịch cũng như sử dụng nguồn lực đất đai lớn. Mặt khác, đầu tư vào nông nghiệp có tốc độ và thời gian thu hồi vốn chậm.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, thì định hướng thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung cho các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông- lâm - ngư; các hoạt động sản xuất ở chuỗi giá trị cao hơn trong mạng sản xuất toàn cầu và khu vực để bù đắp thiếu hụt đầu tư do sự dịch chuyển FDI từ Việt Nam sang các nước có chi phí lao động thấp hơn; đối với các dự án khai thác tài nguyên chỉ cấp phép cho các dự án chế biến sâu, với công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và có phương án xứ lý môi trường; hạn chế các dự án thâm dụng lao động mà không đòi hỏi công nghệ, giá trị gia tăng thấp; thu hút các dự án vào các ngành sản xuất đầu vào trung gian, các dự án dịch vụ trung gian và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trong đó, quan trọng là thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước ta. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, lĩnh vực này hầu như không có sự chuyển biến, bởi các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức tạo ra năng lực sản xuất đáp ứng tiêu chí về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, còn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) lại không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.
Những hỗ trợ cho ngành từ phía Nhà nước như ban hành các quyết định về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như:
- Quyết định của bộ công nghiệp số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
- Vào cuối tháng 4/2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ấn nút khởi công dự án Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản số 1 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Đây là khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam.
- Tháng 7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội và bổ sung khu công nghiệp này vào Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng 2020.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại quyết định số 12/2011/qđ-ttg ngày 24/2/2011 của thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ
- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011 là một cú hích mới cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn FDI vào Việt Nam.
2.1.2.3. Chính phủ điều chỉnh các chính sách về thuế và các khoản thu khác
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các nước không ngừng cạnh tranh nhau gay gắt nhằm thu hút được dòng vốn FDI có chất lượng cao. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho các nhà đầu tư cũng cần phải suy xét xem môi trường nào là thuận lợi nhất để đầu tư đạt nhiều lợi nhuận nhất. Sau 25 năm thực hiện, bên cạnh cải cách các chính sách ưu đãi thuế TNDN, việc Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào thời gian này, nước ta thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngày 13/6/2008 Quốc hội ban hành Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế TNDN số 09/2003/QH11.
Việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực để khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc lĩnh vực xã hội hoá.
Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, giai đoạn từ năm 2004 - 2011 nguồn vốn ĐTNN đã tăng nhanh chóng với 9.500 dự án đầu tư, vốn đăng ký đạt 175 tỷ USD (gấp 3,2 lần giai đoạn 1988-2003), vốn thực hiện đạt 61,8 tỷ USD (gấp 2,3 lần giai đoạn 1988-2003) và đặc biệt từ năm 2007 số vốn ĐTNN thực hiện hàng năm đều đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tới năm 2012, nguồn vốn.