Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 55 - 59)

Năng lực cạnh tranh thấp: Theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010” của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì “doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn, do đó thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm”; khoảng 5% doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại, 5% vào dịch vụ khoa học - công nghệ, 3,5% vào dịch vụ tài chính, quản lý đòi hỏi kỹ năng cao. Sự xuất hiện của dòng vốn FDI tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Sức ép cạnh tranh có tác

động hai mặt, thứ nhất làm đối thủ cạnh tranh yếu hơn có nguy cơ bị thu hẹp thị phần, giảm sản xuất, thậm trí phải rút lui khỏi thị trường. Đây là mặt tiêu cực của cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh lại kích thích được các đối thủ tự đầu tư đổi mới để vươn lên đứng vững trên thị trường, từ đó năng suất sản xuất được cải thiện.

Nguy cơ nhập khẩu công nghệ lạc hậu: Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ, kỹ thuật lạc hậu hoặc máy móc thiết bị vào Việt Nam bị đánh giá nó cao hơn mức bình thường. Về kênh chuyển giao và phổ biến công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cũng có không hoặc ít diễn ra. Ngoài các nguyên nhân khách quan như khuôn khổ luật pháp về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, hiệu lực thấp, còn nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp trong nước.

Cơ cấu đầu tư mất cân đối: Cơ cấu FDI vào Việt Nam còn thể hiện nhiều điểm bất hợp lý, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao, đang dẫn đến mất cân đối cơ cấu kinh tế.Trong thời gian 25 năm qua, vốn FDI chủ yếu tập trung vào những ngành có khả năng sinh lợi cao như công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí. Ngành công nghiệp và xây dựngchiếm gần 60% tổng VĐK, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng vốn FDI trong từng lĩnh vực so với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước theo hướng CNH & HĐH là chưa đạt yêu cầu. Công nghiệp chế biến, chế tạo, những ngành có hàm lượng công nghệ cao cũng chỉ chiếm 47,34% tổng VĐKcủa cả nước, còn thấp so với mục đích thu hút FDI của chúng ta là khoảng 80-85%. So với ngành công nghiệp, tỷ lệ vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ còn thấp, chiếm khoảng 38% tổng VĐK của cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Trong đó, tỷ lệ vốn FDI vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản còn chiếm tỷ lệ lớn (24,4% tỷ lệ VĐK của cả nước), nếu chính phủ không kiểm soát chặt chẽ có nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới những bất ổn cho kinh tế vĩ mô, thậm chí có thể gây ra

khủng hoảng. Thực tế các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính khởi đầu ở nước Mỹ đã cho thấy rõ hậu quả này.

Lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định của Nhà nước nhưng vốn và dự án đầu tư vào lĩnh vực này là rất ít (đạt 3.241.975.739 USDchiếm 1,61% tổng VĐK của cả nước) và có xu hướng giảm xuống rõ rệt (giảm từ từ 8% trong tổng VĐK năm 2001 xuống còn 7,4% năm 2006, 3% năm 2008 và chỉ còn 1% năm 2010)chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu(Bảng 2). Mặt khác số dự án đầu tư vào lĩnh vực này thành công không nhiều (tính đến tháng 8/2011, tỷ lệ các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp bị giải thể chiếm tới 30% tổng số dự án, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 20%), do gặp rủi ro về thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa xây dựng được quan hệ hợp đồng dài hạn cho nông dân.Do đó, mà phần giá trị được tạo ra ở Việt Nam còn thấp, nhiều DN FDI khó phát triển được quy mô và đầu tư chiều sâu nên gần đây đã xuất hiện xu hướng một số dự án FDI đã chuyển sản xuất ra nước khác hoặc đóng cửa hay phải chuyển sang lĩnh vực đầu tư mới ở Việt Nam.

Bảng 2.2. 10 chuyên ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam (Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2012) T T Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ lệVĐK/Tổng VĐK 1 CN chế biến, chế tạo 7729 95.040.337.938 47.34% 2 KD bất động sản 379 48.979.809.301 24.40% 3 Xây dựng 869 10.603.280.739 5.28% 4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 323 10.519.549.426 5.24% 5

SX, pp điện, khí, nước, điều

hòa 75 7.407.964.827 3.69%

6 Thông tin và truyền thông 745 5.710.032.494 2.84% 7 Nghệ thuật và giải trí 132 3.602.644.524 1.79% 8 Vận tải kho bãi 322 3.436.787.463 1.71% 9 Nông,lâm nghiệp,thủy sản 500 3.241.975.739 1.61% 10 Khai khoáng 72 3.039.968.137 1.51%

Tổng số 13.588 200.765.252.124 100%

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Cơ cấu FDI theo địa bàn cũng thể hiện sự mất cân đối, góp phần dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập vùng miền. Trong thời gian qua, FDIvẫn chủ yếu tập trung ở những địa phương có điều kiện KT - XHthuận lợi. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa (bao gồm các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, một số tỉnh Trung Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu long) rất cần vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn, nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu thu hút FDI của cả nước là TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương chiếm tới 57,4% tổng vốn đầu tư đăng kí .

Bảng2.3. 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/3/2012)

TT T Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ (USD) Tỷ trọng VĐK/Tổng

(USD) VĐK1 TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w