Khái quát những điều chỉnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan tới thu hút FDI trước thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu (trước năm 2008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 35 - 40)

tới thu hút FDI trước thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu (trước năm 2008).

Đầu tiên, Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 1987, từ 1988 đến 1993, do nước ta bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường, FDI là một hoạt động kinh tế đối ngoại còn khá mới mẻ, nên nhìn chung môi trường đầu tư khá hấp dẫn nhờ có Luật đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản nên thu hút được nhiều nhà đầu tư. Từ 1994 về sau, nhiều Bộ đã ban hành thông tư quy định thủ tục hành chính theo hướng “ tăng cường quản lý nhà nước”, nhiều giấy phép con kèm theo hồ sơ xin phép và lệ phí, gây ra phiền hà cho nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở nước ta. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (một trong những luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới) và Luật sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000, cùng với các văn bản dưới luật, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý đồng bộ, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Để tăng cường sự quản lý của nhà nước với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước điều chỉnh chủ yếu các lĩnh vực sau:

2.1.1.1 Các chính sách liên quan đến hình thức đầu tư nước ngoài.

Trước thời kỳ suy thoái, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách đa dạng hóa hình thức đầu tư nên sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài, đến khi sửa đổi năm 1988 cũng chỉ có ba hình thức cơ bản là 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đến năm 1990, nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng Luật này đã bổ sung thêm hình thức BOT rồi tiếp đến là hình thức góp vốn cổ phần, mua lại và sát nhập với doanh nghiệp trong nước tham gia quản lý trong Luật doanh nghiệp năm 2005.

2.1.1.2 Các chính sách liên quan tới định hướng với lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Lĩnh vực FDI vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành thu hút FDI, còn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế chủ yếu thu hẹp đất nông nghiệp để đầu tư cho các khu công nghiệp, FDI vào dịch vụ có xu hướng tăng đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngành sử dụng nhiều lao động vẫn được chú trọng trong thu hút FDI điều này được thấy rõ trong Luật đầu tư, vốn giải ngân trong lĩnh vực này có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với vốn cho các ngành công nghiệp nặng. Một phần là do lao động Việt Nam trình độ chưa cao, lối sống theo kiểu nông nghiệp, quy cách làm việc không chuyên nghiệp khó đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc Chính phủ ký kết hiệp định thương mại Việt –Mỹ năm 2001từng bước mở cửa lĩnh vực dịch vụ khiến cho dòng vốn FDI vào lĩnh vực này tăng nhanh chóng.

Sau khi gia nhập WTO, ngành điện, thép, khu nghỉ dưỡng tăng lên đáng kể, và việc mở rộng quy mô ngành xi măng đã trở thành vấn đề nan giải do vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế ảnh hưởng tới việc quy hoạch ngành, vấn đề môi trường cũng như việc phát triển bền vững của đất nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu những năm 1990, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến gỗ và các loại lâm sản. Từ những năm 1995 đến nay, đầu tư nước ngoài có sự chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, dịch vụ hậu cần kho lạnh, vận chuyển.

2.1.1.3 Các chính sách liên quan tới cơ cấu đầu tư theo vùng.

Nhà nước đưa ra các chính sách ưu đãi các biện pháp hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư vào các vùng theo định hướng của mình.

Khi Luật Đầu tư (2005) có hiệu lực, cơ cấu FDI theo vùng đã được chuyển biến rõ rệt. Tất cả các tỉnh đã thu hút được FDI mặc dù vẫn có sự khác xa về mật độ. Nhiều dự án FDI đã được di chuyển vào khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc ra ngoài đô thị lớn có cơ sở hạ tầng tốt. Hoạt động xúc tiến đầu tư là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới dòng vốn vào. Luật Đầu tư (2005) là cơ sở pháp lý cho các tỉnh kêu gọi đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng. Việc phân cấp cho các địa phương, Ban quản lý cấp giấy phép đầu tư, luật hóa hoạt động xúc tiến đầu tư và chính sách thúc đẩy xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là những yếu tố mang lại hiệu quả điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng.

Những năm gần đây, Nhà nước đã có chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng cách khuyến khích đầu tu vào những vùng còn ít vốn đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, ưu tiên thêm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 33/2004/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006-2010 có đề cập đến thực hiện đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đầu tư nước ngoài đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Việc cải thiện môi trường đầu tư được thể hiện rõ trong Luật Đầu tư 2005, đặc biệt ưu đãi, khuyến khích FDI vào sản xuất, chế biến sản phẩm, ứng dụng và sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, và đa dạng các phương thức hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Nhưng theo đánh giá chung, công nghệ của khu vực có vốn FDI chuyển giao vào Việt Nam mới ở mức trung bình mặc dù có cao hơn khu vực trong nước.

2.1.1.4 Chính phủ điều chỉnh hoạt động cấp phép đầu tư

Việc phân cấp cấp phép và quản lý tới các địa phương nhằm mục đích tăng hiệu quả quản lý, giảm thời gian cấp phép, cải thiện về thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực tế, các địa phương đã tranh thủ cơ chế phân cấp để đề ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư dễ dãi về thuế và đất, nhằm thu hút FDI bằng mọi giá, đôi khi “xé rào” quá mức, để đổi lấy việc làm cho nguồn lao động giá rẻ đồi dào ở địa phương, tăng thu ngân sách, cải thiện thu nhập của người dân địa phương.

Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Chính phủ. Việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư về ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài ở các địa bàn.

Tóm lại, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, được cập nhật theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để việc thực thi đảm bảo mục tiêu thu hút dòng vốn FDI chất lượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam giai đoạn mới cũng như đảm bảo thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp FDI, Chính phủ Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

2.1.1.5. Các chính sách về thuế và thu khác liên quan tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Trong từng giai đoạn phát triển, Luật Thuế TNDN đã góp phần tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Mứcthuế suất thuế TNDN từ 32% năm 1997 đã giảm xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009.

- Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004: Với mục tiêu đẩy mạnh thu hút vốn ĐTNN, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn ĐTNN đã dành mức ưu đãi cao hơn hẳn cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế so với khu vực DN có vốn đầu tư trong nước. Cụ thể, đối với khu vực có vốn ĐTNN, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, DN được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuế tương ứng, trong đó mức miễn thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

- Giai đoạn từ năm 2004 đến 2008: Thời kỳ này các nhà ĐTNN được hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Việc Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 là một trong những văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa ĐTNN và đầu tư trong nước, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý đáp ứng điều kiện gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), tạo bước tiến mới về cải cách hành chính trong lĩnh

vực thuế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi và hấp dẫn hơn.

Theo đó, chính sách thuế TNDN quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN và mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình DN.

Đồng thời sau khi luật thuế TNDN năm 2003 có hiệu lực thi hành thì các quy định về thuế TNDN bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã được bãi bỏ, điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong khuyến khích đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w