Khống chế bằng thiết bị xử lý

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG

4.2.2.Khống chế bằng thiết bị xử lý

- Khống chế ô nhiễm bằng các thiết bị xử lý chuyên dụng có kèm theo quá trình thu hồi chất ô nhiễm chỉ thị cần xử lý. Các phương án này rất phức tạp, tốn kém nhưng làm giảm được tải lượng ô nhiễm, mức độ làm sạch triệt để. Để đảm bảo trong sạch môi trường, các phương án này sẽ dần dần thay thế các phương án pha loãng.

Đối với mỗi nguồn thải và chất ô nhiễm chỉ thị cần khống chế sẽ có loại thiết bị riêng như:

*Phương án xử lý bụi:

Để lựa chọn phương án xử lý bụi khả khi, các nhà máy sẽ lựa chọn nguyên lý, tính năng kỹ thuật, ưu khuyết điểm của từng phương án xử lý bụi để áp dụng cho phù hợp.

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các phương pháp xử lý.

Phương pháp Ưu điểm Khuyết điểm

Buồng lắng bụi Lắng trọng lực:

- Hạt bụi có kích thước 100 -200 µm

- Cấu tạo đơn giản - Tốn ít năng lượng

Hiệu suất xử lý thấp (40 – 60 %)

Cyclon - Kích thước hạt từ 5 - 10 µm - Cyclon tổ hợp có thể đạt hiệu suất cao (85 %)

Không lọc được bụi có kích thước nhỏ

Lọc tay áo - Lọc được các loại bụi có kích thước nhỏ (2 - 10 µm)

- Thích hợp đối bụi khô và trơ, nhiệt độ khí thải nhỏ

- Hiệu suất cao 85 - 99,5 % - Trở lực cao

Lọc tĩnh điện - Lọc được bụi có kích thước rất nhỏ từ 0,005 - 10 µm

- Hiệu suất lọc cao 85 – 99 %

Tốn năng lượng, khó vận hành và không áp dụng được với các loại khí thải có khả năng gây cháy, nổ

Lọc ướt - Lọc Được Các Hạt Bụi Khá Mịn 0,1 - 100 µm, Có Tính

- Hiệu suất cao 85 – 99 %

Kết Dính

- Tiêu Hao Năng Lượng Điện, Nước

- Hấp thụ một phần các chất thải dạng khí

các loại bụi có giải phóng ra khí khi gặp nước

- Phải giải quyết thêm phần nước thải

*Phương án xử lý các chất ô nhiễm dạng khí:

Phương pháp Nguyên lý Ưu, khuyết điểm

Hấp thụ - Dựa vào khả năng phản ứng hóa học của chất khí cần làm sạch với một tác nhân xử lý thích hợp như dung dịch xút hoặc axit để xử lý chất khí mang tính axit hoặc kiềm tương ứng.

- Có thể sử dụng thiết bị là tháp đệm, tháp đĩa, tháp rửa khí

- Tốn hóa chất

- Phải xử lý nước thải - Ăn mòn thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiệu suất làm hấp thụ cao, từ 70 – 95 %

- Cần phải làm nguội khi thải

Hấp phụ khí thải - Hấp phụ và phân hủy sinh hóa trong lớp đệm than bùn, phân rác hoặc đất xốp. Vật liệu đệm được tự tái sinh. Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 99,9 %.

- Hấp phụ trong than hoạt tính hoặc zeolite

- Nhiệt độ khí thải phải nhỏ hơn 400C - Tốn mặt bằng - Trở lực lớn Oxy hóa – khử trong dung dịch - Dung dịch H2SO4: hấp thụ amin và NH3 ở giai đoạn 1

- Dung dịch kiềm: hấp thụ axit cacboxylic, axit béo, mercaptans, phenol ở giai đoạn 2

- Dung dịch hypoclorit natri: oxy hóa aldehydes, H2S, ketones, mercaptans

- Khí cần phải làm lạnh đến khoảng 40 - 500C

- Tốn hóa chất

- Phải xử lý nước thải - Ăn mòn thiết bị

ở giai đoạn 3 Oxy hóa bằng

ozone trong không khí

Dùng nguồn phát ra ozone để xử lý các chất ô nhiễm không khí và mùi hôi. Khí có mùi hôi sẽ bị oxy hóa tạo thành các chất không mùi, ít độc hoặc không độc hại. Song đồng thời ozone cũng tác động tới môi trường xung quanh.

- Xử lý được trong một phạm vi rộng, không cần hệ thống thu gom khí thải.

- Tiêu tốn năng lượng. - Hiệu suất xử lý cao.

Phân hủy nhiệt (đốt bổ sung)

- Khí thải được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1.0000C. - Bụi, các chất hữu cơ tiếp tục cháy hoàn toàn thành CO2 và hơi H2O. - Nhiên liệu dung cho lò đốt bổ sung là dầu, khí hoặc điện.

- Hiệu suất xử lý cao. - Tốn nhiên liệu.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 64 - 67)