CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG
3.5.1. Đánh giá tác độn gô nhiễm nước thả
3.5.1.1. Nước thải công nghiệp
- Nước thải phát sinh trong cụm công nghiệp Quang Trung chủ yếu là nước thải của các công ty như giặt, may gia công, sản xuất hang mỹ nghệ, sản xuất thực phẩm, sản xuất bao bì. Còn lại các ngành khác như gia công cơ khí, các ngành khác…thì gần như không có nước thải sản xuất mà chủ yếu là nước thải sinh hoạt.
- Dưới đây là đặc trưng nước thải của một số loại hình công nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp Quang Trung:
Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống:
Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải là các chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật hoặc là sản phẩm từ quá trình lên men:
+ Chất thải có nguồn gốc thực vật có thành phần chủ yếu là carbohydrate và các vitamin, chất béo và protein chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Các chất thải này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật do vậy sẽ gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nước thải.
+ Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo. Hai thành phần này đều bị vi sinh vật phân hủy dễ dàng.
+ Chất thải có nguồn gốc từ các sản phẩm của quá trình lên men (bia, nước trái cây lên men, bánh sữa,…) có thành phần tương đối phức tạp chứa đựng các chất cơ bản có trong thành phần thực phẩm, BOD trong nước thải loại này khá cao.
Ngành công nghiệp hóa chất:
Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ, thiết bị và nguyên liệu sản xuất.
Bảng 3.8. Thành phần và tính chất một số loại nước thải công nghiệp sản xuất sơn,
chất tẩy rửa.
Thông số ô nhiễm Sản xuất sơn Sản xuất chất tẩy rửa
pH 2 - 3 6,5 – 8,5 COD ( mg/l ) - 110 – 390 BOD5 ( mg/l ) - < 50 SS ( mg/l ) < 20 30 – 50 PO43- ( mg/l ) - < 10 SO42- ( mg/l ) - 160 – 210 Tổng N ( mg/l ) - - Lưu lượng (m3/tấn sản phẩm) 0,5 - 1 1,5 – 1,7
Ngành công nghiệp may mặc được coi là khá sạch (về phương diện nước thải) do nước thải của các xí nghiệp này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nên mức độ ô nhiễm thấp, coi như ngang với nước thải sinh hoạt.
3.5.1.2. Nước thải sinh hoạt
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn.
Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và số lượng cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Khi tính toán cấp nước cho cụm công nghiệp, lượng nước cấp được tính là 100 L/ng/ngđ, lượng nước sinh hoạt tối đa khoảng 2.400 m3/ngđ.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 3.9. Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD5 45 – 54
2 COD 72 - 102
3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145
4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30
5 Tổng nitơ 6 – 12
6 Amôni 2,4 - 4,8
7 Tổng photpho 0,8 - 4,0
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993) 3.5.1.3. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của cụm công nghiệp sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy... Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.