Nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG

4.1.1. Nước thải công nghiệp

Các nhà máy hoạt động trong cụm công nghiệp đa phần có phát sinh nước thải từ quá trình sản xuất nhưng không được các nhà máy này thu gom và xử lý đúng quy định. Hầu hết các đơn vị này không xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ mà đều xả thẳng trực tiếp ra môi trường, chảy qua kênh Trần Quang Cơ.

Vì vậy, trước tiên các đơn vị này phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ cho đơn vị mình trước khi thải ra cống thoát nước chung. Sau đó, cụm công nghiệp sẽ xây dựng hệ thống thoát nước và cho thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra bên ngoài.

*Đề xuất một số công đoạn xử lý cục bộ điển hình cho các nhà máy có thành phần nước thải tương tự trong cụm công nghiệp Quang Trung như sau:

*Xử lý các tạp chất cơ học:

Các loại rác, cặn cơ học có kích thước và trọng lượng lớn được tác khỏi nước thải bằng các thiết bị xử lý cơ học. Thiết bị này có thể là song chắn rác, thiết bị tách rác, bể lắng cát, cặn,…

Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

*Xử lý nước thải chứa hóa chất:

Nước thải có chứa rác, cặn

Song chắn rác, lưới chắn Bể lắng cặn (lắng ngang, đứng, ly tâm) Hệ thống cống chung dẫn đến khu xử lý tập trung Chôn lắp, san nền Thiết bị xử lý cặn lắng

Nước thải loại này thường mang tính axit hoặc kiềm, có chứa kim loại nặng hoặc các tạp chất dễ kết tủa khi pH thay đổi. Hóa chất thường được sử dụng trong xử lý hóa học, trung hòa hoặc kết tủa bao gồm: HCl, H2SO4, CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc một vài loại muối đơn, kép gây kết tủa. Thiết bị chủ yếu là bồn pha hóa chất, bơm định lượng hóa chất, thiết bị khuấy trộn, bể phản ứng.

Nước thải mang tính kiềm

Bể trung hòa

Nước thải mang tính acid

Bổ sung hóa chất khi cần thiết

Bể lắng

(Loại cặn kết tủa khi trung hòa)

Thiết bị xử lý cặn (San nền, chôn lắp)

Xả vào hệ thống thoát chung dẫn đến khu xử lý nước thải tập trung

Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

*Xử lý nước thải nhiễm dầu:

Tùy thuộc vào hàm lượng dầu và tính chất cũng như dạng phân tán của dầu, chất béo, chất béo trong nước thải mà có thể áp dụng loại bỏ dầu mỡ bằng bể tách dầu tuyển nổi hoặc keo tụ. Có thể tách riêng hoặc kết hợp bể trung hòa và bể tách dầu. Trong hệ thống tuyển nổi dầu, không khí được đưa vào từ đáy bể dưới dạng bọt khí vừa có chức năng khuấy trộn vừa có chức năng lôi kéo dầu nổi lên bề mặt nước. Trong hệ thống tách dầu keo tụ, các chất keo tụ như polimer hữu cơ, phèn,…đưa vào ở dạng dung dịch có nồng độ thích hợp, hóa chất có tác dụng làm giảm điện thế bề mặt của các hạt dầu, khiến chúng có thể tiến lại gần nhau và kết hợp thành hạt dầu lớn nổi lên đi vào bộ phận thu dầu. Việc sử dụng loại thiết bị nào còn tùy thuộc vào bản chất của dầu cần tách, hàm lượng trong nước thải và mức độ cần làm sạch.

Hình 4.3. Công nghệ bể tuyển nổi

*Xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao:

Nước thải có chứa nồng độ chất hữu cơ cao có thể xử lý bằng phương pháp sinh học như:

+ Bể lọc sinh học sinh học hiếu khí + Bùn hoạt tính hiếu khí

+ Bể lọc bông bùn kỵ khí + Lọc sinh học kỵ khí

Hình 4.4. Sân phơi bùn

Áp dụng cụ thể tùy thuộc từng trường hợp căn cứ vào từng loại chất thải hữu cơ, nồng độ chất thải ban đầu cũng như tính chất đặc trưng của chất thải hữu cơ có trong nước thải.

Nước thải sản xuất từ các nhà máy trong cụm công nghiệp sau khi xử lý cục bộ đạt quy chuẩn sẽ được thải ra cống thoát chung của cụm công nghiệp tới một hệ thống xử lý nước thải tập trung để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn. Nước thải phát sinh chủ yếu là các ngành như giặt, sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất mỹ nghệ, bao bì. Nên thành phần nước thải loại này chứa hàm lượng BOD, COD và tổng SS cao. Tại cụm công nghiệp, đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực giặt, sản xuất bao bì đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn tại từng nhà máy trước khi xả ra môi trường.

*Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp Quang Trung

Do cụm công nghiệp Quang Trung chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở hạ tầng còn thấp, … Nên tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong có trong nước thải chưa xác định được chính xác. Chính vì vậy, dựa vào công nghệ xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi có các ngành nghề hoạt động tương tự như ở cụm công nghiệp Quang Trung như: dệt và may mặc ( công ty dệt may Gia Định, công ty may Hanse), sản xuất kềm (công ty cổ phần Kềm Nghĩa), sản xuất bia (công ty bia Bến Thành), kem ăn (công ty Wall’ Việt Nam), phụ tùng xe máy (công ty phụ tùng xe máy), … Nên sinh viên thực hiện đề tài đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp Quang Trung như sau:

Bể lắng 2 Hồ chứa Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Bể lắng 1 Bể aeroten Nước thải tập trung

Ngăn tiếp nhận Thiết bị cấp không khí Bể nén bùn Máy lọc ép bùn Bùn thải

Hình 4.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải tập trung

Nguyên lý hoạt động: Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong cụm công

nghiệp được xử lý sơ bộ nhằm loại bỏ các yếu tố độc hại cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo ở trạm xử lý tập trung. Nước thải sau khi xử lý sơ bộ chảy tự nhiên qua song chắn rác vào bể tập trung nước thải. Kích thước bể tập trung nước thải sẽ đủ lớn để điều hòa lượng nước thải mà nó tiếp nhận. Từ đây, nước thải được đưa vào ngăn tiếp nhận của bể lắng đợt 1 nhờ hệ thống bơm ly tâm. Sau khi lắng, loại bỏ các tạp chất kích thước lớn, nước thải được chuyển đến bể aeroten với lưu lượng ổn định. Sau thời gian lưu ở bể aeroten, nước thải và bùn hoạt tính vào bể lắng đợt 2. Lượng vi sinh vật hiếu khí trong bể aeroten được giữ ở nồng độ thích hợp cho quá trình xử lý, lượng bùn dư sẽ được đưa ra khỏi hệ thống xử lý sinh học. Do hàm lượng chất rắn trong bùn dư còn thấp, chúng được đưa vào bể nén bùn để nâng hàm lượng chất rắn trong bùn dư lên 2,5 % trước khi bùn được chuyển sang sân phơi bùn. Bùn này có thể dùng làm phân bón cho cây trồng hoặc chôn lấp.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w