08:2008 Phương pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG

08:2008 Phương pháp

Phương pháp 1 pH - - - Đo bằng máy pH 2 COD mg/l 350 50 APHA 5220 3 BOD5 mg/l 240 25 APHA 5210 4 TSS mg/l 580 100 APHA 2540D 5 Tổng coliform MNP/100ml 35*103 10.000

(Nguồn: Viện nghiên cứu môi trường và BHLĐ ngày 21 tháng 7 năm 2011)

Phân tích các chỉ tiêu cho thấy, hàm lượng COD vượt 7 lần, BOD5 vượt 9,6 lần, TSS vượt 5,8 lần, tổng coliform vượt 3,5 lần. Như vậy, nguồn nước kênh Trần Quang Cơ không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.

Hình 3.1. Kênh Trần Quang Cơ chảy ngang qua cụm công nghiệp Quang Trung

Hình 3.2. Kênh Trần Quang Cơ

3.2.2. Nước ngầm

Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu có 2 tầng đáng lưu ý:

Nằm ở độ sâu từ 7 m trở xuống đến 10 – 15 m, phần chứa nước chủ yếu là tầng cát lẫn sạn sỏi, tính thấm nước tốt, phong phú. Nước ngầm ở đây phù hợp với yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt. Nhân dân ở đây vẫn đào giếng để khai thác sử dụng.

3.2.2.2. Tầng nước có áp trong trầm tích

Phần trên cùng là lớp sét màu nâu đỏ loang lổ dày 20 – 30 m, là lớp cách nước tốt với tầng nước phía trên. Đất đá chứa nước gồm cát nhiều cỡ hạt và sạn sỏi hạt vừa nhỏ xen kẽ có các thấu kính cát mịn và sét pha cát, phần mái gặp tương đối ổn định ở độ sâu 50 – 55 m nhưng mặt đáy gặp ở những độ sâu khác nhau, bề dày chứa nước thay đổi trong phạm vi lớn 30 – 35 m cho đến 80 – 100 m.

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước ngầm tại cụm công nghiệp Quang Trung năm 2011

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 09 :

2008/BTNMT

pH 5,56 5,5 – 8,5

Mùi vị - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ

Độ cứng tổng cộng (CaCO3) mg/l 34,2 500 Chất rắn tổng số - 105oC mg/l 40 1500 Xianua (CN-) mg/l < 0,001 0,01 Clorua (Cl-) mg/l 30,7 250 Sulfate (SO42-) mg/l 4,50 400 Nitrate (NO3-) mg/l 0,082 15 Nitrit (NO2-) mg/l 0,003 1,0 Hàm lượng Mangan (Mn) mg/l 0,01 0,5 Asen (As) mg/l < 0,001 0,05 Sắt tổng cộng (Fe) mg/l 0,02 5,0 Chì (Pb) mg/l 0,004 0,01 Đồng (Cu) mg/l 0,002 1,0

Crom VI (Cr6+) mg/l 0,001 0,05

Kẽm (Zn) mg/l 0,058 3,0

Tổng coliform MPN/100ml 4 3

(Nguồn: của Viện nghiên cứu môi trường và BHLĐ năm 2011)

Qua bảng kết quả phân tích trên, các chỉ tiêu cơ bản của nước ngầm tại cụm công nghiệp Quang Trung đều đạt quy chuẩn cho phép, riêng có chỉ tiêu tổng coliform vượt 1,3 lần so với quy chuẩn QCVN 09 : 2008/BTNMT.

3.2.3. Nước thải

3.2.3.1. Nước mưa

Trên diện tích khu đất cụm công nghiệp Quang Trung là 20.000 m2 và số liệu về chế độ mưa tại khu vực như đã trình bày trong chương II ta tính được lưu lượng nước mưa như sau:

Lưu lượng nước mưa một ngày trên diện tích khu vực cụm công nghiệp là: Q = I x F

Trong đó:

I: Là cường độ mưa (mm/ngày) F: Diện tích lưu vực (20.000 m2).

Với cường độ lượng mưa tháng lớn nhất tính theo lượng mưa trung bình trong năm (tháng 8/2011) là 349,6 mm/tháng.

Vậy, cường độ mưa trung bình ngày trong tháng là: I = 349,6 / 30 = 11,65 mm/ngày = 11,65.10-3 m/ngày. Vậy lưu lượng nước mưa là:

Q = 11,65.10-3 x 20.000 = 233 m3/ngày.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt lưu vực cụm công nghiệp được tính bởi công thức sau:

Qchảy tràn = K x I x F Trong đó:

K: Là hệ số dòng chảy (K = 0,6)

I: Là cường độ mưa (I = 11,65.10-3 mm/ngày) F: Diện tích lưu vực (20.000 m2).

Nên lưu lượng mưa chảy tràn là:

Qchảy tràn = 0,6 x 11,65.10-3 x 20.000 = 139,8 m3/ngày Do đó, lượng nước mưa thấm xuống mặt đất là: Qthấm = Q - Qchảy tràn = 233 – 139,8 = 93,2 m3/ngày

Với lưu lượng như vậy nếu chảy tràn qua các khu vực kho nguyên liệu, bãi chứa sản phẩm, ... sẽ kéo theo một lượng lớn chất rắn lơ lửng gây bồi lắng khu vực xung quanh dự án.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)

Tổng Nitơ 0,5 – 1,5

Photpho 0,004 – 0,03

Nhu cầu oxy hóa học (COD) 10 – 20

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới – WHO)

Với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như trên, so sánh với tiêu chuẩn thải QCVN 24 : 2009/BTNMT thì được quy ước là nước thải sạch. Do đó, có thể tách riêng biệt đường ống thoát nước mưa và cho thải trực tiếp ra môi trường sau khi có biện pháp xử lý sơ bộ.

Khi chưa xây dựng dự án cụm công nghiệp thì nước mưa sẽ phần lớn thấm xuống đất hoặc chảy vào hệ thống thoát nước nước mưa chung của khu vực.

3.2.3.2. Nước thải công nghiệp.

- Nguồn phát sinh: nước thải công nghiệp bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

+ Nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt của các nhà máy trong cụm công nghiệp chiếm từ 17 – 20 % tổng lượng nước thải, phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân viên. Loại nước thải này có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các chất rắn lơ lửng, hòa tan và các vi khuẩn như Coliform và E.coli.

+ Nước thải sản xuất: phần lớn các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp Quang Trung đều không có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra môi trường bên ngoài nên đã gây nhiều ảnh hưởng có hại đến môi trường. Tùy theo từng công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau, ví dụ như nước thải của nhà máy chế biến thực phẩm bị ô nhiễm chất hữu cơ (BOD cao), nước thải của công nghệ giặt, wash bị ô nhiễm bởi hàm lượng các chất dinh dưỡng, độ màu,…

Hình 3.3. Đang lấy mẫu nước thải tại hố ga một công ty chế biến thức ăn công nghiệp

Hình 3.4. Hình ảnh hố nước thải tại một doanh nghiệp trong cụm công nghiệp

Theo kết quả khảo sát tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính của khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 và một số khu công nghiệp khác đang hoạt động tại Việt Nam, cho thấy trung bình mỗi ha đất công nghiệp hàng ngày tạo ra 60 m3 nước

thải, trong đó hàm lượng BOD5 khoảng 170 mg/l. Từ số liệu này có thể dự báo lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của nước thải của cụm công nghiệp Quang Trung với diện tích cụm công nghiệp là 20 ha thì mỗi ngày phát sinh ra 1.200 m3 nước thải, trong đó hàm lượng BOD5 khoảng 3.400 mg/l.

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tại cụm công nghiệp quang trung, quận 12, tp hồ chí minh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w