Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 85)

II I Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh

2. Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản

2.1. Đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả với các cơ quan thực thi quyền tác giả, người tiêu dùng

Các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản cần phối hợp tích cực với các cơ quan thực thi quyền tác giả và người tiêu dùng trong việc phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm bảo quyền. Cùng với các cơ quan thực thi quyền tác giả, khi phát hiện hành vi vi phạm bản quyền, doanh nghiệp cần kịp thời thông báo để các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý và nên nhờ các cơ quan này can thiệp xử lý khi bị xâm phạm bản quyền. Việc chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng là một biện pháp tốt nhằm ngăn chặn những việc vi phạm bản quyền.

Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền tác giả.

2.2. Khai thác triệt để những ưu đãi của Công ước Berne

Chưa đề cập tới những vấn đề mà các nhà sản xuất, kinh doanh gặp phải khi thực hiện Công ước Berne đúng theo thông lệ quốc tế, chỉ tính riêng kinh phí để mua tác quyền của các tác giả nước ngoài đã là điều rất khó khăn với các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Có thể lấy một dẫn chứng cụ thể trong lĩnh vực xuất bản. Các nhà xuất bản sẽ gặp khó khăn với vấn đề kinh phí mua bản quyền khi mà giá bản quyền một cuốn sách cũng đã lên tới hàng ngàn USD. Nhất là trong khi giá sách vẫn bị kêu là giá "trên trời" thì việc tiếp tục nâng giá sách để bù đắp vào chi phí là một bài toán khó đối với các NXB. Do vậy, bên cạnh việc các NXB phải tính toán chi phí một cách hợp lý nhất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NXB như chính sách cụ thể về vấn đề mua tác quyền để họ có thể đứng được trong cơ chế thị trường khi đã tham gia Công ước Berne.

Để giải quyết những khó khăn trên, “hướng mở” cho các đơn vị xuất bản trong việc sử dụng tác phẩm của các nước thành viên Công ước đó là cần tập trung khai thác triệt để những tác phẩm có giá trị đã kết thúc thời hạn bảo hộ, tìm sự đồng cảm và thiện chí của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của các quốc gia thành viên, để có bản quyền ưu đãi, tìm kiếm tài trợ của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước về việc sử dụng tác phẩm nước ngoài để phổ biến tại Việt Nam... Nếu làm được công việc có ý nghĩa này, các NXB vừa không mất tiền bản quyền, vừa được cấp tài chính cho việc dịch và xuất bản phục vụ độc giả Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng trong việc đầu tư, khai thác sử dụng tác phẩm của các nước thành viên Công ước trong thời gian chuyển tiếp, nếu không, vấn đề sẽ trở nên phức tạp và thiệt hại có thể xảy ra.

Các nhà sản xuất, kinh doanh, đơn vị xuất bản Việt Nam nên tận dụng tối đa ưu đãi, miễn trừ mà Công ước Berne dành cho những nước đang phát triển về quyền làm bản sao và quyền dịch đối với một số loại tác phẩm theo điều kiện cụ thể nhằm hạ mức phí tác quyền phải trả cho phía đối tác nước ngoài trong quá trình thương lượng. Nếu nhìn vào mức giá đã mua bản quyền của Philipin là 3% mà chuyên gia WIPO đã đưa ra thì rõ ràng các đơn vị Việt Nam có thể học tập. Các đơn vị nên đưa ra những ưu đãi này nếu phía đối tác gây khó dễ trong việc trả phí tác quyền. Trong trường hợp các đối tác đưa ra mức giá cao và những điều kiện khó khăn, các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam nên yêu cầu Nhà nước cấp cho quyền ưu đãi mà các nước đang phát triển có được. Đây là là một điều kiện nhằm tạo sức ép với các đối tác nước ngoài trong việc hạ mức giá mua bản quyền.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật vào ngày 26/10/2004. Trở thành thành viên thứ 156 của Công ước, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả. Việt Nam đã điều chỉnh hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền tác giả cơ bản tương đối phù hợp với Công ước Berne. Trên cơ sở đó, cùng với việc thi hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam cũng triển khai nhiều hoạt động quản lý, kiểm tra, tuyên truyền tới cộng đồng, xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả nhằm đẩy mạnh hiệu quả thực thi Công ước Berne.

Sau hơn 4 năm Công ước Berne chính thức có hiệu lực, thực trạng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực: (i) Bước đầu đặt cơ sở cho việc xây dựng nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, ý thức tôn trọng bản quyền, chấp hành pháp luật trong xã hội, (ii) Đã giải quyết, xử lý được nhiều vụ tranh chấp, vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan..., (iii) Tình trạng vi phạm bản quyền cũng dần giảm ở một số lĩnh vực như phần mềm máy tính, âm nhac, (iv) Bước đầu xây dựng được một hệ thống luật pháp tương đối phù hợp với quy định của Công ước Berne và các cam kết khác về quyền tác giả.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật tốt mới chỉ là tiền đề, là bước đầu. Điều quan trọng là phải xây dựng được một cơ chế thực thi hữu hiệu đủ mạnh để đưa các quy định pháp luât vào cuộc sống. Và một thực tế là hiệu quả thực thi Công ước Berne ở Việt Nam chưa cao. Hơn 4 năm sau khi Công ước có hiệu lực, tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra ở mọi lĩnh vực. Điều này xuất phát từ nhiều khó khăn Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi như hệ thống pháp luật còn đang ở giai đoạn hoàn thiện nên còn bộc lộ những hạn chế, các cơ quan có thẩm quyền hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, còn gặp nhiều vướng mắc, nhận thức về quyền tác giả của xã hội còn chưa cao, các chế tài xử phạt vi phạm quyền tác giả còn chưa đủ mạnh, mạng lưới thông tin bảo hộ quyền tác giả mới đi vào hoạt động, do tính chất cạnh tranh trong cơ chế thị trường...

Xuất phát từ những khó khăn trên, đồng thời có thể thấy triển vọng rất lớn của việc bảo hộ quyền tác giả trong thời gian tới, nên rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam. Do đó, để có thể đẩy mạnh việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, cần nâng cao hơn nữa năng lực của các cơ quan thực thi quyền tác giả, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, chú trọng việc phối hợp hiệu quả giữa các nhà sản xuất kinh doanh với các cơ quan thực thi và người tiêu dùng, khuyến khích các nhà xuất bản, doanh nghiệp sản xuất khai thác triệt để ưu đãi từ Công ước Berne. Thiết nghĩ cũng cần áp dụng các chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý các hành vi vi phạm tác quyền. Chỉ với một môi trường trong sạch để khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật và khoa học thì chúng ta mới có thể hội nhập sâu hơn với thế giới và phát triển kinh tế văn hoá, xã hội của đất nước.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I - VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC BERNE VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC TRÊN THẾ GIỚI...3

I - Một số khái niệm cơ bản...3

1. Sở hữu trí tuệ...3

2. Quyền tác giả và quyền liên quan...5

2.1. Quyền tác giả...5

2.2. Quyền liên quan...7

II - Giới thiệu về Công ước Berne...8

1. Lịch sử hình thành Công ước Berne...8

2. Một số nội dung chính của Công ước Berne...10

2.1. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne...10

2.2. Các đối tượng của Công ước Berne...12

2.3. Các quyền tác giả được Công ước Berne bảo hộ...13

2.4. Giới hạn đối với quyền tác giả...14

2.5. Điều kiện được bảo hộ...15

2.6. Thời hạn bảo hộ và vấn đề thực thi...16

2.7. Những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển...16

III – Tình hình thực thi Công ước Berne tại một số quốc gia...17

1. Thái Lan...17

2. Trung Quốc...20

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM....24

I - Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne...24

1. Những mặt tích cực của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne...24

2. Những mặt hạn chế của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne...28

II – Đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và Công ước Berne...31

2. Mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và

Công ước Berne...33

2.1. Những điểm tương thích...33

2.2. Những điểm chưa tương thích...35

III - Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam...37

1. Trước khi gia nhập Công ước Berne...37

2. Sau khi gia nhập Công ước Berne...41

2.1. Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả...42

2.2. Về phía các chủ sở hữu tác phẩm...47

2.3. Về phía người sử dụng, khai thác tác phẩm...47

IV – Đánh giá việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam...55

1. Thành công...55

2. Tồn tại...58

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM...61

I - Thuận lợi và khó khăn cho việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam...61

1. Thuận lợi...61

2. Khó khăn...63

II - Triển vọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian tới...66

1. Xu hướng phát triển của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả...67

2. Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian tới...68

III - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam...71

1. Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước...71

2. Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản...77

KẾT LUẬN...79

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 – công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, 2006.

2. Vũ Mạnh Chu, Công ước Berne hài hoà lợi ích bản quyền toàn cầu, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=410&rd=20090116pu5153.

3. Vũ Mạnh Chu, Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan trong luật SHTT, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=206.

4. Vũ Mạnh Chu, Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20030527174525.

5. Vũ Mạnh Chu, Công tác quản lý bản quyền VHNT năm 2008: Một năm nhìn lại, Website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn.

6. Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả năm 2005 - Vấn đề và sự kiện ngày 20/7/2006, http://www.vmarque.com/index.php?p=info&view=topic&id=159.

7. Vũ Mạnh Chu, Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005.

8. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004.

9. Nguyễn Trung Hiếu, Bản quyền trong mỹ thuật Việt Nam: Trôi nổi trên "dòng sông" đầy... vi phạm, http://www.laodong.com.vn/Home/Troi-noi-tren-dong- song-day-vi-pham/20093/132116.laodong.

10.Vũ Thị Phương Lan, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Tạp chí luật học số 6 năm 2005.

11. Trần Thanh Lâm, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, Tạp chí Cộng sản số 18 (162) năm 2008.

12. Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2006.

13. Thu Nga, Hiện trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Theo Hội thảo Pháp luật chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ 22/10/2002, Tạp chí Công nghiệp Hoá chất số 12 năm 2002.

14. Bùi Xuân Nhự, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, 2004.

15. Hoàng Nhân, 4 năm thực hiện Công ước Berne: Hồn nhiên xâm phạm bản quyền, http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081102044549484T14/Van-hon- nhien-xam-pham-ban-quyen.htm .

16. Phạm Thành Nhân, Bản quyền nhạc Việt: Vi phạm vẫn cao, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=306976&ChannelID=10. 17. Kim Oanh, Hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - Sự phát triển ấn tượng, website Cục Bản quyền tác giả, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=429&rd=20090409du65.

18. Nguyễn Như Quỳnh, Thực thi quyền tác giả, website Thông tin pháp luật dân sự, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/.

19. Nguyên Tấn, Bản quyền tác giả: Giảm vi phạm nhưng rối xử lý, http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/3538/.

20. Võ Tiến, Một năm hoạt động tác quyền: Bảo hộ hay... chứng nhận

http://vietnamnet.vn/vanhoa/2003/12/42071/.

21. Luân Vũ, Chống nạn băng đĩa lậu, website báo Nhân dân, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=134828&sub=78&top=43

22. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các Công ước quốc tế và Hiệp định TRIPS: Một số thách thức với các nước đang phát triển, http://thongtindubao.gov.vn/uploads/10-Bho%20q.SHTT%20theo%20TRIPs%20- %20Tran%20Hong%20Minh-%20da%20duyet.doc.

23.Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Quản lý tập thể quyền tác giả ở Việt Nam: Ngổn ngang trăm mối, http://www.cinet.gov.vn/.

24. Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, 2004.

25. Cục Bản quyền tác giả, Tổ chức tổng kết công tác năm 2008 và triển khai hoạt động năm 2009, website Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn/?

ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=67&rootId=4&newsid=40974.

26. Trung tâm văn hoá Châu Á – Thái Bình Dương thuộc UNESCO, Cẩm nang quyền tác giả khu vực Châu Á, 2004.

27. Tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý - Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp, số 5+6 năm 2006.

28. Báo cáo số 202 /BC- BVHTTDL ngày 10/12/2008 của Bộ VHTT&DL về tổng kết 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/02/03/2282/.

II/ Tài liệu Tiếng Anh

1. Administrative Management and enforcement of copyright in China - http://www.law.duke.edu/shell/cite.pl?9+Duke+J.+Comp.+&+Int%27l+L.+249.

2. Berne Convention for the protection of Literary and Artistic Work - http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/trtdocs_wo001.html.

3. Brief Notes on Copyright protection in Thailand – www.itd.or.th/th/node/427.

4. Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use – Chapter 5: International Treaties and Conventions on Intellectual Property.

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 85)