Triển vọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

QUYỀN TÁC GIẢ TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong xu hướng phát triển một nền kinh tế mới chủ yếu dựa trên tri thức đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, giá trị của các tài sản trí tuệ hơn lúc nào hết được tôn vinh, lĩnh vực quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, việc bảo hộ một cách chặt chẽ và nghiêm túc quyền SHTT là một yêu cầu rất cần thiết trong việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các nước trên thế giới. Vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều trong các diễn đàn hợp tác kinh tế trên thế giới. Do đó, có thể khẳng định rằng, triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới sẽ là rất lớn. Lĩnh vực SHTT sẽ ngày càng phát triển, được mở rộng; nhu cầu của việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ sẽ ngày

càng nhiều, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với xu thế vận động của quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng.

1. Xu hướng phát triển của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giảtrên thế giới trên thế giới

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ cũng như các sáng tạo trong kinh doanh, nội hàm của SHTT ngày càng mở rộng. Danh sách các đối tượng SHTT được bổ sung không ngừng và sự bổ sung đó diễn ra đặc biệt nhanh trong khoảng 30 năm gần đây. Các dạng tài sản trí tuệ đều là sản phẩm, là sự thể hiện, là thước đo, đồng thời là động lực của sự tiến bộ nói chung của xã hội về tinh thần, vật chất, trình độ công nghệ sản xuất và kinh doanh. Có 4 khuynh hướng phát triển của SHTT trong thời gian tới:

 Khuynh hướng thứ nhất là SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chính sách kinh tế - thương mại của các quốc gia.

 Khuynh hướng thứ hai là SHTT sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi và nội dung sang các đối tượng mới cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội toàn cầu.

 Khuynh hướng thứ ba là các thao tác hành chính liên quan đến việc xác lập quyền SHTT sẽ ngày càng đơn giản, nhanh chóng; các thành tựu công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, sẽ được ứng dụng và làm thay đổi căn bản hoạt động của các cơ quan thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan tới bảo hộ SHTT sẽ trở nên phức tạp hơn.

 Khuynh hướng thứ tư là các hoạt động SHTT sẽ diễn ra theo hướng toàn cầu hoá rộng lớn và triệt để hơn.

Lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng phát triển này. Hoạt động SHTT sẽ trở nên sôi động hơn, ngày càng phù hợp và tiến sát với trình độ hoạt động của thế giới. Các sản phẩm trí tuệ cần được bảo hộ sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động liên quan đến giải quyết pháp lý của vấn đề SHTT cũng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Là một bộ phận của quyền SHTT, do đó quyền tác giả cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này. Trong thời gian tới, quyền tác giả cũng ngày càng có

vai trò to lớn đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Vai trò của bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, giao lưu văn hoá giữa các nước. Bản quyền tác giả cũng sẽ mở rộng phạm vi và các đối tượng của mình bởi sự sáng tạo của con người luôn song hành cùng sự phát triển của xã hội. Thêm nữa, các vấn đề liên quan tới bảo hộ quyền tác giả cũng sẽ phức tạp hơn. Triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới là kết quả của sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực SHTT.

2.Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT và quyền tác giả trong thời gian tới

2.1. Nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia muốn tham gia vào sân chơi lớn của thế giới buộc phải tuân thủ một cách nghiêm túc những yêu cầu về bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu diễn ra với tốc độ ngày càng cao ở hầu hết các lĩnh vực. Nó vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đóng vai trò không thể thiếu trong việc hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững.

Có thể khẳng định rằng, nhu cầu của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới sẽ rất lớn. Điều này cũng là một tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới. Trong khoảng 15 năm gần đây, quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đã trở thành một vấn đề kinh tế và pháp lý trọng tâm trong nội bộ của nhiều nước, cũng như trong các thương lượng, tranh chấp quốc tế. Những nước đã phát triển (nhất là Mỹ) đã tăng áp lực đòi hỏi thắt chặt quyền SHTT, trên pháp luật cũng như trong thực tế thi hành đối với các nước khác trong hội nhập kinh tế, trong đó có Việt Nam; hạn chế các vi phạm đối với các sản phẩm trí tuệ khi tham gia vào quá trình lưu thông trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn chưa muốn áp dụng chính sách bảo hộ SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng chặt chẽ hơn. Có thể thấy rằng, một chính sách bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ tạo điều kiện

phát triển cho một quốc gia. Tuy nhiên, đây là vấn đề dài hạn, kết quả chưa có ngay mà chi phí bỏ ra lại lớn. Việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng khiến cho việc bắt chước rất khó khăn. Bắt chước các sản phẩm trí tuệ, đối với người sáng tạo hay việc sao chép lậu các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, hay đối với các nhà sản xuất, xuất bản sẽ gây rất nhiều tổn thất nhưng có thể lại đem lại rất nhiều lợi ích cho người đi bắt chước, thậm chí cho cả quốc gia với một nền công nghệ bắt chước. Song cũng cần nhìn nhận quy luật tất yếu của quá trình toàn cầu hoá thương mại là quốc gia nào thắt chặt quyền SHTT, quốc gia đó có cơ hội vừa thu hút đầu tư, vừa bảo vệ, khuyến khích các nhà phát minh trong nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này, và phải tính đến một ngày nào đó, chính các nhà sáng tạo Việt Nam cũng cần được bảo đảm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả ở nước ngoài.

Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bảo hộ quyền SHTT không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập. Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào sân chơi lớn của thế giới, phải đảm bảo thực thi các quy định về quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng đã cam kết trong các điều ước, hiệp định quốc tế.

2.2. Nhu cầu của nhà sản xuất

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, tính cạnh trạnh ngày càng khốc liệt thì giá trị của chất xám hơn lúc nào hết được coi trọng. Những độc đáo của trí tuệ hàm chứa trong các sản phẩm là một yếu tố đưa đến độc quyền về sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận của độc quyền càng cao thì giá trị kinh tế đó càng lớn, yêu cầu đảm bảo quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng càng mạnh. Chính bởi vậy, các nhà sản xuất, kinh doanh, những cá nhân tổ chức khai thác các khía cạnh thương mại của các tài sản trí tuệ sẽ ngày càng quan tâm, coi trọng hơn việc bảo vệ độc quyền trong sử dụng, khai thác giá trị kinh tế của các đối tượng SHTT.

Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế toàn cầu hoá cũng là một yếu tố khiến nhu cầu bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng của các nhà sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều. Do đó, trong thời gian tới, trong điều kiện kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, thì triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT là rất lớn. Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu được bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của mình nhằm đảm bảo yếu tố độc quyền trong cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các phương tiện và kỹ thuật sao chép hiện đại ngày càng phố thông và phát triển nhanh (như CD, video, phần mềm), các ứng dụng mô phỏng ngày càng dễ dàng nhờ tiến bộ của công nghệ, do đó, người sản xuất càng khó tự giữ các sản phẩm trí tuệ. Chính bởi vậy, sự bảo hộ của luật pháp qua quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng ngày càng lớn và mạnh mẽ để ngăn ngừa tình trạng sao chép lậu, vi phạm bản quyền.

2.3. Nhu cầu của các tác giả

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, với sự ra đời và phát triển của các phương tiện sao chép, truyền thông hiện đại, việc vi phạm bản quyền đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học càng trở nên dễ dàng hơn. Các tác giả, chủ sở hữu quyền đối với các tác phẩm này bị thiệt hại không nhỏ về quyền lợi của mình, cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trên là rất cần thiết. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, trong tương lai, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ngày càng có nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với các tài sản trí tuệ nhiều hơn và chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

2.4. Nhu cầu của người tiêu dùng

Có thể thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống xã hội được nâng cao thì nhu cầu thụ hưởng của công chúng đối với các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng cao. Người tiêu dùng sẽ có nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học nghệ thuật với chất lượng ngày càng tốt hơn khi cuộc sống được cải thiện, mức sống được nâng lên. Nhu cầu đối với các sản phẩm có bản quyền được sản xuất hợp pháp với chất lượng tốt hơn các sản phẩm sao chép lậu chất lượng kém sẽ nhiều hơn.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy triển vọng của việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong những năm tới sẽ là rất lớn, nhu cầu bảo hộ bản quyền tác giả ngày càng nhiều. Do đó, rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam. Từ tình hình thực tế và những khó khăn vướng mắc Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi Công ước, thiết nghĩ nên đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne ở Việt Nam. Cụ thể:

1. Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước

1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả

Hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trước hết, cần thực hiện rà soát lại hệ thống quy phạm pháp luật, chính sách bảo hộ hiện hành liên quan đến bảo hộ quyền tác giả nhằm tìm ra những điểm bất cập để từng bước sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả phù hợp yêu cầu của các cam kết quốc tế về quyền tác giả, đặc biệt là Công ước Berne.

Như đã phân tích ở trên, quy định pháp luật của Việt Nam về quyền tác giả còn những điểm chưa tương thích với Công ước Berne. Một trong những khác biệt lớn nhất đó là quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Sự khác biệt về thời hạn bảo hộ quyền nhân thân giữa Công ước Berne và luật SHTT Việt Nam trên thực tế đã gây khó khăn cho chủ thể quyền, thậm chí làm cơ quan thực thi lúng túng. Có thể lấy ví dụ về vụ việc ca sỹ Mỹ Linh phát hành đĩa nhạc “Chat với Mozart” năm 2006, đã nổi lên cuộc tranh luận về việc có hay không việc vi phạm bản quyền tác giả. Vì luật Việt Nam bảo hộ quyền tinh thần vô thời hạn, do đó, một số ý kiến cho rằng, Mỹ Linh và nhạc sỹ Dương Thụ vi phạm bản quyền. Những ý kiến khác lại lập luận rằng, “trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác quy định của luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, tức là vì có sự khác biệt giữa luật Việt Nam thì phải theo Công ước Berne”. Do đó, không thể coi “Chat

với Mozart” là vi phạm bản quyền. Ngành Văn hoá – Thông tin, giới nhạc sỹ Việt Nam và cả công chúng thấy các quy định vô cùng rối ren chỉ bởi sự khác nhau giữa điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết và quy định của Việt Nam về SHTT.

Việc Việt Nam cho hưởng quyền nhân thân “vô thời hạn” làm mất đi hai tiêu chí trái ngược nhau của quyền SHTT là: phải đủ lâu để cho tác giả có động lực sáng tác, song cũng phải ngắn để tránh lãng phí cho xã hội, khi bản quyền đó không được phổ biến, tận dụng cho cộng đồng. Quy định này cũng là bất hợp lý. Nó có nghĩa là từ nay, không một người Việt Nam hay người nước ngoài nào có quyền phóng tác, sửa đổi, hay chuyển dịch một tác phẩm của một tác giả đã chết quá 50 năm, dù là tác giả ngoại quốc hay Việt Nam. Sự giao lưu nghệ thuật của Việt Nam với thế giới sẽ cắt đứt. Và hẳn là ý nghĩa của việc bảo hộ SHTT sẽ tự triệt tiêu nó. Thiết nghĩ, luật Việt Nam nên sửa đổi thời hạn bảo hộ quyền nhân thân theo Công ước Berne (là 50 năm sau ngày tác giả mất) và chỉ cấm những thay đổi nào “gây phương hại tới danh dự và uy tín của tác giả” để đặt tất cả các tác phẩm nghệ thuật đã mãn hạn bản quyền vào lĩnh vực công cộng.

Thêm nữa, việc thực thi quyền tác giả chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý phải mang tính hệ thống, thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Đối với biện pháp dân sự, để đảm bảo giải quyết tốt hơn tranh chấp về quyền tác giả, cần phải quy định cụ thể hơn về các vấn đề: Những tranh chấp về quyền SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Những tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả trước Toà án; Các chứng cứ đương sự được sử dụng trong quá trình chứng minh; Cơ quan có thẩm quyền giám định và trình tự, thủ tục giám định; Nguyên tắc bồi thường và xác định mức độ bồi thường khi quyền tác giả bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w