II I Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
2. Sau khi gia nhập Công ước Berne
2.3. Về phía người sử dụng, khai thác tác phẩm
2.3.1. Tình hình trả phí tác quyền của các chủ thể khai thác, sử dụng tác phẩm
Trong thời gian qua, các chủ thể khai thác, sử dụng tác phẩm cũng đã thực hiện việc trả phí tác quyền cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ở nhiều lĩnh vực. Ở lĩnh vực phần mềm, nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan doanh nghiệp đã thực hiện việc mua bản quyền phần mềm hợp pháp và trả phí tác quyền cho các phần mềm này.
25 Quản lý tập thể quyền tác giả ở Việt Nam: Ngổn ngang trăm mối, Website Bộ VH,TT&DL, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=67&rootId=4&newsid=32183
26 Theo Báo cáo số 202 /BC- BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tổng kết 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
Còn trong lĩnh vực xuất bản, các nhà xuất bản cũng đã thực hiện việc mua bản quyền và trả thù lao đầy đủ cho các tác giả.
Trong lĩnh vực âm nhạc, số liệu từ Cục Bản quyền cho thấy, các chủ thể khai thác sử dụng tác phẩm đã thực hiện việc trả phí bản quyền trong lĩnh vực này. Theo thống kê, từ năm 2002 tới 2008, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu được 32.197 tỉ đồng tiền bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc. Số tiền bản quyền mà VCPMC thu được có sự tăng trưởng nhảy vọt qua các năm. Năm 2002 thu 78 triệu đồng; Năm 2003 thu 197 triệu đồng; Năm 2004 thu 922 triệu đồng; Năm 2005 thu 2 tỷ 551 triệu đồng; Năm 2006 thu 4 tỷ 051 triệu đồng; Năm 2007 thu 9 tỷ 400 triệu đồng. Riêng năm 2008, số tiền bản quyền thu được là 15.159.825.014 VNĐ, tăng gần 62% so với năm 2007 27.
2.3.2.Thực trạng tình hình xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam
Công ước Berne chính thức có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 26/10/2004, đã tác động sâu sắc đối với hầu hết các hoạt động văn hoá thông tin, từ hoạt động lập pháp, quản lý, thực thi, hoạt động kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu thụ hưởng của công chúng. Xuất bản, âm nhạc, điện ảnh và các hoạt động giải trí khác chịu sự chi phối mạnh từ Công ước này. Nhiều ngày sau khi Công ước có hiệu lực, sách lậu và băng, đĩa lậu nước ngoài vẫn được bày bán mà chưa có cơ quan xử lý và dường như không có gì thay đổi ở thị trường băng đĩa nhạc trong nước. Sự chuyển đổi này rất khó thấy bởi, một mặt, thị trường Việt Nam chưa phải là lớn, và mặt khác, môi trường xã hội Việt Nam vẫn chưa quen nhạy cảm với pháp luật quốc tế.
Có thể thấy rằng, nếu hệ thống pháp luật về quyền tác giả đủ sức bảo hộ quyền tác giả ở nội địa và hội nhập quốc tế thì hệ thống thực thi và việc thi hành là vấn đề cần được cải thiện. Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn diễn biến phức tạp. Hầu hết các khách thể quyền đều bị xâm hại, từ các loại hình tác phẩm đến các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tình trạng này được biểu hiện ở các hình thức sử dụng, khai thác khác nhau, từ hoạt động báo chí, xuất bản, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến phát thanh, truyền hình. Trong đó tình trạng sử dụng bất hợp pháp trong môi trường kỹ thuật số có nhiều
27 Kim Oanh, Hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - Sự phát triển ấn tượng, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=429&rd=20090409du65
diễn biến phức tạp. Các hành vi xâm hại diễn ra tinh vi, khó kiểm soát đã đưa môi trường số vào loại hình khó khăn nhất trong bảo hộ tại các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển 28. Trên thực tế, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam vẫn ở mức cao, vi phạm xảy ra ở hầu hết lĩnh vực, có vụ việc nghiêm trọng. Cụ thể:
2.3.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản:
Tình trạng in lậu sách vẫn thường xuyên diễn ra. Cụ thể:
- Theo thống kê, chỉ trong nửa đầu tháng 3 năm 2005, đã có hai nhà xuất bản bị vi phạm bản quyền là Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Những tác phẩm mà Công ty văn hoá sáng tạo Trí Việt – First New đã mua bản quyền của Mỹ và liên kết với Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM ấn hành cũng bị in lậu 29. Sách in lậu là hiện tượng gây đau đầu cho các Nhà xuất bản, họ cho rằng “sách lậu là căn bệnh trầm kha của ngành xuất bản” và kêu cứu “không hề có câu trả lời bao giờ những hiện tượng như vậy mới chấm dứt để những đơn vị xuất bản làm ăn đứng đắn được yên ổn phát triển hoạt động của mình”. Nhiều NXB đang bị thiệt hại lớn bởi nạn in lậu sách chưa được ngăn chặn. Các sách in lậu được bán với giá chỉ bằng khoảng 50% giá của sách hợp pháp. Tình trạng rất đáng quan tâm và lo ngại khi Việt Nam đã là thành viên Công ước Berne 4 năm, nhưng nhiều tác phẩm được cấp phép bản quyền để dịch xuất bản bằng tiếng Việt đã bị các công ty tư nhân làm sách chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các NXB đã đầu tư tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh điều ước quốc tế đa phương. Điều này trở nên phức tạp hơn khi chính một số NXB đã vô tình hay hữu ý cấp phép xuất bản, tiếp tay cho các động cơ vụ lợi bất chấp pháp luật, đạo đức kinh doanh.
- Sau 4 năm thực hiện Công ước Berne, tình trạng xâm phạm bản quyền sách vẫn “hồn nhiên” xảy ra. Điển hình là việc Công ty First News phát hiện hai trường ngoại ngữ Đông Âu và Âu Mỹ photo sách do First News mua bản quyền để bán cho học viên. Bộ sách Anh ngữ được công ty mua bản quyền xuất bản sau 3 năm thương lượng nhưng khi sách ấn hành tại Việt Nam, First News chưa kịp thu
28 Vũ Mạnh Chu, Công tác quản lý bản quyền VHNT năm 2008: Một năm nhìn lại, Website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn
29 Theo Hội thảo Quốc gia công bố Cẩm nang quyền tác giả, http:// vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/03/39 2544/
hồi vốn và công sức bỏ ra thì đã bị photo. Theo điều tra của công ty này, gần như 80% các trường ngoại ngữ trên toàn quốc đều photo sách không riêng của First News để bán cho học viên 30. Không những vậy, những đơn vị vi phạm còn dùng sách không phải của mình để quảng cáo giáo trình dạy học, nhất là ở các trường ngoại ngữ. Cũng theo một cán bộ thuộc phòng Khai thác đề tài và giao dịch tác quyền của NXB Trẻ, không dừng lại ở chuyện sách bị photo, hiện nay có rất nhiều cách thức để các đơn vị, cá nhân làm xuất bản vô tình hay hữu ý xâm phạm bản quyền của người khác như “luộc” lại nội dung hoặc đổi tên cuốn sách rồi xin giấy phép ở NXB khác. NXB này tổng kết bốn năm thực hiện Công ước Berne bằng một danh sách chẵn 40 đầu sách của họ bị làm lậu, và cũng chỉ mới "tạm tính" từ năm 2007 đến năm 2008. Với sách nước ngoài đã được một đơn vị mua bản quyền, khi đơn vị này chưa hoàn thành bản dịch thì bản dịch cuốn sách đó đã có trên thị trường do đơn vị khác làm. Như vậy, nạn “luộc” sách vẫn là vấn đề gây bức xúc cho các NXB, khi mà sách mới vừa đưa ra thị trường thì đã xuất hiện trên sạp với giá rẻ chỉ bằng 1/3 vì trốn được các chi phí như nhuận bút, phí quản lý. Ngay cả những tác phẩm đã được mua tác quyền cũng không tránh khỏi việc in lậu.
2.3.2.2. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh băng đĩa, bản ghi âm ghi hình:
- Trong thời gian qua, các trung tâm sản xuất, kinh doanh băng đĩa hợp pháp đều lo ngại về tình trạng nghiêm trọng của thị trường băng đĩa lậu. Nạn băng đĩa lậu tràn ngập đã khiến các cá nhân và đơn vị nhà sản xuất chương trình phải liên tục nghĩ cách đối phó. Có thể nói, tình hình băng đĩa lậu nói chung và đĩa nhạc lậu nói riêng đang hoạt động một cách khó kiểm soát. Các CD, VCD lẫn DVD nhạc được sao chép và bày bán một cách công khai và tràn lan trong thời gian qua. Bên cạnh những sản phẩm gốc chất lượng cao, đĩa lậu dường như trở nên quen thuộc với người mua. Thêm nữa, các cơ quan quản lý càng không thể kiểm soát được với những hình thức bán nhỏ lẻ của những người bán băng đĩa dạo. Có thể nói, chính những hoạt động buôn bán trên đang là vấn đề nhức nhối của những người quản lý văn hóa và cả nhà sản xuất.
30 Hoàng Nhân, 4 năm thực hiện Công ước Berne: Vẫn hồn nhiên xâm phạm bản quyền,
- Tình trạng băng đĩa lậu tràn lan đang trở thành một vấn nạn lớn khi nó không chút thuyên giảm và số lượng vi phạm năm sau lại cao hơn năm trước. Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2006, đoàn Kiểm tra liên ngành thành phố đã phát hiện gần 6000 vụ vi phạm, tăng đến 56% so với năm 2005. Tháng 3 năm 2007, Hội nghị công tác văn hoá thông tin của Sở Văn hoá TPHCM cũng công bố tình hình trong năm 2006, lực lượng kiểm tra văn hoá đã xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 20 tỉ đồng, tiêu huỷ hơn 1 triệu băng đĩa các loại trong đó có đĩa nhạc 31. Cuối tháng 6 năm 2008, Sở Văn hóa - Thông tin TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiến hành đợt tiêu hủy gần 800 nghìn đĩa các loại, cùng rất nhiều sách, blốc lịch... Ðây là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin trong khoảng thời gian từ quý hai năm 2007 và quý một năm 2008. Một con số không nhỏ nếu so sánh với sản lượng của các hãng băng đĩa trong nước của cả năm 2006 chỉ là hơn 5 triệu đĩa và năm 2007 là khoảng 6,5 triệu đĩa 32.
- Các nhà sản xuất bản ghi âm đang bị xâm hại nghiêm trọng các giá trị đầu tư bởi hành vi sao chép, trích ghép, cũng như các bản ghi âm nhập khẩu bất hợp pháp. Trong thời gian vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm văn hoá lớn, tình trạng bản quyền bị đánh cắp rất nhiều. Một nhà sản xuất muốn sản xuất một chương trình phải đầu tư tới 500-600 trăm triệu. Nhưng đĩa vừa phát hành khoảng một tiếng sau thì đã có đĩa lậu bán ngoài thị trường với giá rất rẻ 33.
2.3.2.3. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính:
- Vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng tăng đáng kể. Nhiều phần mềm của tác giả nước ngoài và Việt Nam bị các tổ chức cá nhân sao chép, sử dụng không được phép của tác giả từ hành vi vụ lợi của các nhà phân phối máy tính. Lĩnh vực này hiện nằm trong diện vi phạm rất đáng quan ngại. Ngày 12/12/2007, Đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành thanh tra công ty TNHH Global Sourcenet. Tại đây, Đoàn thanh tra đã phát hiện một số lượng lớn các phần mềm được cài đặt trong
31 Băng đĩa lậu: dễ mua và dễ bán, http://giaidieuxanh.com.vn/bantron-amnhac/2007/08/727255/
32 Luân Vũ, Chống nạn băng đĩa lậu, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=134828&sub=78&top=43 33Bảo hộ quyền tác giả: Cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý và thực thi,
các máy tính nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty mà chưa được phép của chủ sở hữu. Các phần mềm vi phạm bao gồm: 74 phần mềm Microsoft Window XP Professional 2002; 74 chương trình Microsoft Office Professional 2000; 2003; 65 chương trình MTD 2002; 60 phần mềm ACD See Professional 8.0; 35 chương trình Sysmantec Antivirus và một số phần mềm khác. Theo kết quả của đoàn Thanh tra, tổng giá trị phần mềm bất hợp pháp được phát hiện lên tới 1 tỷ đồng 34. Đoàn Thanh tra liên ngành cũng tiến hành kiểm tra đột xuất việc sử dụng bản quyền phần mềm tại một số tỉnh, thành trong cả nước. Kết quả là tới đâu thì phát hiện vi phạm tới đó.
- Theo đánh giá của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) và Công ty số liệu quốc tế (IDC) tháng 5 năm 2008, Việt Nam vẫn nằm trong tốp 10 quốc gia vi phạm bản quyền cao nhất thế giới năm 2007 35. Số liệu do BSA và IDC phối hợp thực hiện cũng cho thấy, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Cụ thể, năm 2006 là 88%, năm 2007 là 85%, và năm 2008 khoảng 83% 36. Kết quả một cuộc thanh tra về vi phạm bản quyền phần mềm do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Chống tội phạm công nghệ cao thuộc Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm và trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) thực hiện tại một số doanh nghiệp có sử dụng phần mềm cách đây không lâu cho thấy, vi phạm diễn ra khá phổ biến, trong đó có cả các công ty lớn trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vi phạm hàng tỷ đồng.
- Công ty Microsoft Việt Nam cũng cho biết, vi phạm bản quyền phần mềm hiện vẫn đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam ở cả cấp đại lý và người tiêu dùng đầu cuối. Các hình thức vi phạm nhiều là việc bán đĩa lậu, tải phần cứng qua mạng Internet, cài đặt sẵn các phần mềm lậu vào ổ cứng để bán máy tính cho khách hàng, sao chép phần mềm hay chương trình phần mềm trái phép từ một đĩa có bản quyền sang nhiều đĩa không phép để bán, trao đổi… Bộ gõ Vietkey, Microsoft Window
34 Khuyến cáo không vi phạm bản quyền đến các công ty bán máy tính, Website Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn
35 Không có lộ trình thì chỉ còn cách... treo máy, http://trithuc.info/4/9517/khong-co-lo-trinh-thi-chi-con- cach-treo-may.html
36 Chống vi phạm bản quyền phần mềm: Cần sự nỗ lực tích cực, đồng bộ, Website Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ngày 11/02/2009, http://www.cinet.gov.vn/?
XP, Microsoft Office, các phần mềm chuyên dụng như AutoCAD, ACD See, Lạc Việt từ điển… là những phần mềm bị vi phạm bản quyền nhiều nhất. Vi phạm bản quyền phầm mềm máy tính gây ra nhiều tác động xấu về mặt kinh tế cũng như xã hội, tới nay tình trạng này vẫn còn đáng lo ngại.
2.3.2.4. Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật và các lĩnh vực khác
- Tình trạng vi phạm bản quyền ảnh đang trở nên nghiêm trọng. Đó là tình trạng: sử dụng ảnh qua sao chép, khai thác ảnh không có nguồn gốc, hoặc sửa đổi nội dung, hình thức ảnh… mà không được sự cho phép của tác giả, người có quyền sở hữu tác phẩm. Ví dụ như vụ việc nhà nhiếp ảnh Minh Lộc từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội để gửi đơn khiếu nại tới Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam và một số cơ quan báo chí về việc bức ảnh “Toàn cảnh Hồ Gươm” của ông bị sử dụng tràn lan trên các tấm biển quảng bá Du lịch Hà Nội. Hay như nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Đàm (Thanh Hóa) rất bức xúc trước việc những bức ảnh của ông được sử dụng trưng bày dưới hình thức pano quảng bá hình ảnh du lịch mà chưa được sự đồng ý cho phép, thêm vào đó các bức ảnh này đã bị cắt bớt làm sai lệch bố cục tác phẩm…Có thể thấy, tình trạng vi phạm bản quyền ảnh ở nước ta hiện nay đang diễn ra phức tạp, số