Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

II I Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

2. Sau khi gia nhập Công ước Berne

2.1. Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả

2.1.1. Những mặt tích cực

Sau khi Công ước Berne chính thức có hiệu lực ở Việt Nam, các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong công tác bảo vệ tác quyền. Cụ thể:

2.1.1.1. Chính phủ: đã bước đầu xây dựng được một hệ thống luật pháp tương đối phù hợp với Công ước Berne.

Sau khi Công ước Berne có hiệu lực, Chính phủ Việt Nam đã thông qua BLDS 2005 và Luật SHTT, đưa ra các quy định pháp luật về quyền tác giả khá tương thích với Công ước này. Cùng với tình hình thực tiễn bảo hộ tác quyền ở Việt Nam qua các năm, Chính phủ đã ban hành các nghị định, chỉ thị, thông tư nhằm hướng dẫn, triển khai hoạt động thực thi quyền tác giả như Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định số 56/2006 NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin; Chỉ thị 04/2007/CT-TTg về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính; Chỉ thị 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan...Trong thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ tiến hành việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho hoàn thiện, phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về quyền tác giả.

2.1.1.2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL): đã có những hoạt động rất tích cực trong công tác bảo hộ quyền tác giả sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne.

- Xây dựng các chủ trương, chính sách, soạn thảo văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trình các cấp có thẩm quyền. Cụ thể, năm 2008 với việc triển khai tích cực và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đã hoàn thành 7 văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ (trong đó có các quy định về quyền tác giả) ; Nghị định

xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (theo đó mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng); Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Thông tư liên tịch về hỗ trợ tài chính mua bản quyền; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 166 của Bộ Tài chính về lệ phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; hai Thông tư liên tịch về việc giải quyết các vụ án dân sự và hình sự về Sở hữu trí tuệ tại Toà án.

- Tích cực thực hiện, phối hợp với các cơ quan có liên quan bảo hộ quyền tác giả kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm quyền tác giả theo thẩm quyền, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả.

2.1.1.3. Cục Bản quyền tác giả

- Cơ quan này đã đảm bảo được công tác đăng ký quyền tác giả của các chủ sở hữu tác phẩm trong thời gian qua. Số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp ra tại cơ quan này đều tăng qua các năm. Tổng số giấy chứng nhận đăng ký tác phẩm thuộc quyền tác giả, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc quyền liên quan từ năm 1986 đến 20/11/2008 là 28.605 20.

- Phối hợp tích cực với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể, trong năm 2008, cơ quan này đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy thực thi quyền tác giả ở Việt Nam như: phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện 7 văn bản pháp luật trình các cấp có thẩm quyền, tổ chức nhiều chương trình hội thảo, lớp tập huấn về quyền tác giả; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan; ra quyết định thu hồi, huỷ bỏ hiệu lực 11 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, tiếp nhận 62 vụ khiếu nại tố cáo và đã giải quyết dứt điểm 30 vụ 21…

2.1.1.4. Hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả

Ở Việt Nam hiện có ba đơn vị đứng ra quản lý tập thể quyền tác giả là: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Các đơn vị này đã thu

20 Theo Báo cáo số 202 /BC- BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tổng kết 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

21 Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH,TT&DL): Tổ chức tổng kết công tác năm 2008 và triển khai hoạt động năm 2009, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=67&rootId=4&newsid=40974

được một số thành công nhất định trong quá trình hoạt động, đặc biệt là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).

- VCPMC đã mở rộng được phạm vi hoạt động trên phạm vi cả nước. Hiện Trung tâm đã có đại diện tại gần 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đại diện sẽ thay mặt Trung tâm để thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho các tác phẩm âm nhạc Việt Nam và quốc tế được sử dụng tại địa phương. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được đảm bảo triệt để hơn và rộng khắp trên phạm vi cả nước. Ra đời từ tháng 6 năm 2002, từ đó tới nay, số lượng thành viên ủy thác cho VCPMC ngày càng tăng. Tới năm 2008 đã có gần 1300 thành viên uỷ thác cho VCPMC thu phí tác quyền các tác phẩm âm nhạc.

- VCPMC đạt được một số thành công trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền tác giả. Trung tâm đã ký hợp đồng hợp tác song phương đại diện cho 23 quốc gia và vùng lãnh thổ để thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho các ca khúc quốc tế được sử dụng tại Việt Nam. Trung tâm cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quản lý tập thể trong khu vực trong việc theo dõi cấp phép và thu tiền bản quyền đối với các chương trình ca nhạc, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Việt Nam tại nước ngoài. Đến năm 2007, Trung tâm cấp phép trong 12 lĩnh vực và năm 2008 đã phát triển thêm 5 lĩnh vực (nhạc trong phim, nhạc quảng cáo…) và sẽ còn tiếp tục triển khai mở rộng phạm vi cấp phép ở các lĩnh vực khác 22.

2.1.1.5. Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Cơ quan này đã xử lý được rất nhiều vụ việc vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong những năm gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne. Từ năm 2006 tới năm 2008, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra 31.477 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phát hiện và xử lý 10.599 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 786 cơ sở, đình chỉ hoạt động 437 cơ sở, tạm giữ 203 giấy phép kinh doanh, chứng nhận hành nghề, chuyển hồ sơ truy cứu hình sự 10 vụ. Thu giữ nhiều tang vật vi phạm: 10 thùng, 688 kiện, 4.754.550 băng, đĩa các loại, 533.881 tờ vỏ, nhãn đĩa, 29.337 cuốn sách, văn hóa phẩm, 6.412 tấn sách bán thành phẩm, 7,5 tấn, 96 kiện và 1 thùng ấn phẩm, 92 đầu máy tivi, 48 máy vi tính, 170 CPU, 15 TVRO,

22 Kim Oanh, Hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - Sự phát triển ấn tượng, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=429&rd=20090409du65

177 kiện tài liệu, bản kẽm in trái phép, 1.741 blốc lịch, 54 đầu đĩa karaoke. Trên phạm vi cả nước, đã tổ chức tiêu huỷ 649.234 băng đĩa các loại, 2.240 kg và 4.665 vỏ nhãn, bao bì đĩa, 8.266 cuốn sách, 1800 tờ bìa sách, 6,2 tấn văn hóa phẩm, 4.282 xuất bản phẩm, 2.808 kg sách bán thành phẩm, 91 bảng kẽm, 275 tờ tranh, ảnh và 23 tờ báo, 5 đầu máy viđiô, 5 ổ cứng máy tính; giám định 8.841 băng đĩa các loại. Tổng số tiền xử phạt 23.144.960.000 đồng. Trong các vụ việc trên có nhiều vụ việc về quyền tác giả và quyền liên quan 23.

2.1.1.6. Quản lý thị trường, cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế: Trong những năm qua, các cơ quan này đã xử lý được nhiều vụ việc vi phạm bản quyền, tích cực giúp đỡ các cơ quan có liên quan quản lý, kiểm tra và xử lý các vi phạm.

2.1.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, các cơ quan có thẩm quyền còn bộc lộ những hạn chế trong trong công tác bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể:

Hệ thống Toà án chưa đủ mạnh, năng lực hoạt động chưa cao

Từ trước tới nay, vi phạm SHTT nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam chủ yếu được xử lý hành chính. Vì thế, mỗi năm Toà án dân sự chỉ xét xử khoảng 10 trường hợp vi phạm SHTT. Ví dụ như ở lĩnh vực phần mềm, một trong những lĩnh vực bị xâm phạm nhiều nhất, mặc dù tình trạng vi phạm rất phổ biến nhưng theo thống kê chưa đầy đủ của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 2000 đến 2007, số vụ xét xử dân sự về vi phạm bản quyền tại các tòa án trên cả nước trung bình chưa tới 20 vụ/năm 24. Tỷ lệ này là quá ít so với thực trạng vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Toà án bị bão hoà bởi những vụ việc khác nên các vụ vi phạm bảo hộ quyền tác giả ít được quan tâm. Cũng có rất ít các thẩm phán chuyên sâu về lĩnh vực này nên năng lực giải quyết các tranh chấp về vi phạm quyền tác giả vẫn còn thấp. Thêm nữa, Hải quan là cơ quan có chức năng áp dụng biện pháp hành chính xử lý các vi phạm ở biên giới. Trong thời gian qua, Hải quan

23 Theo Báo cáo số 202 /BC- BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tổng kết 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

24 Nguyên Tấn, Bản quyền tác giả: Giảm vi phạm nhưng rối xử lý, Webstie Thời báo kinh tế SaiGon online. http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/3538/

đã tham gia tương đối tích cực trong việc phòng chống vi phạm bản quyền. Tuy nhiên việc ngăn chặn nạn hàng lậu, vi phạm bản quyền còn chưa đạt hiệu quả cao.

Hoạt động của các cơ quan thực thi còn chồng chéo, hiệu quả phối hợp hoạt động còn chưa cao

Có thể lấy ví dụ về hai cơ quan xác lập quyền là Cục SHTT và Cục Bản quyền, do phạm vi quyền hạn chưa được quy định rõ ràng nên dẫn đến có trường hợp hai cơ quan này không biết giải quyết vụ việc như thế nào. Ví dụ như một vụ việc được nêu trên Vietnamnet ngày 20/11/2005 về tranh chấp nhãn mác Gấu Misa, vụ việc này đã có xung đột pháp luật giữa Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Cục Bản quyền - Bộ Văn hoá Thông tin (nay thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Công ty dược phẩm Quang Minh và Công ty Đông Nam Dược Trường Sơn tranh chấp nhau về kiểu dáng bao bì và cách thể hiện nhãn mác kem xoa bóp gấu Misa. Công ty Quang Minh đăng ký bảo hộ quyền tác giả mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền và được cơ quan này bảo vệ. Công ty Trường Sơn đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT về nhãn hiệu và kiểu dáng nên cũng được cơ quan này bảo vệ. Khi lực lượng quản lý thị trường xử lý, hai cơ quan ra hai quyết định mà văn bản nào cũng có hiệu lực, không văn bản nào phủ quyết được văn bản nào. Kết quả là cơ quan bắt giữ không thể xử lý được, doanh nghiệp bị vướng vào kiện cáo, kinh doanh bị ảnh hưởng.

Hoạt động của hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả thuộc Cục Bản quyền còn hạn chế

Trong ba đơn vị quản lý tập thể quyền tác giả, thực tế mới chỉ có VCPMC là có một số thành công nhất định, còn Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam hiệu quả hoạt động vẫn còn “ở thì tương lai”. Thành lập cuối năm 2004, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã có sự tham gia của hơn 500 nhà văn, nhưng hiệu quả hoạt động từ đó đến nay chưa có gì đáng kể. Các vụ xâm hại bản quyền nhờ trung tâm can thiệp không nhiều và cũng chỉ là những vụ việc nhỏ lẻ. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam được thành lập cuối năm 2003 với mục đích chủ yếu là cấp phép sử dụng các bản ghi âm, ghi hình và nhằm hợp tác chống lại vấn nạn in lậu đang diễn ra tràn lan khắp nơi. Thế

nhưng, sau 4 năm thành lập, hoạt động của Hiệp hội cũng chưa thực hiện việc thu phí bản quyền và thực chất, đến tận tháng 8/2007, Văn phòng Hiệp hội mới bắt đầu triển khai việc khảo sát và ký ủy thác bản quyền, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tác phẩm và hoàn tất biểu giá sử dụng bản ghi âm, ghi hình. Đối với các biện pháp đối phó với nạn băng đĩa lậu - một việc làm mà trước nay vẫn được xem là chưa có hiệu quả, thì đến nay Hiệp hội vẫn đang dừng ở việc "khảo sát" và đề ra "phương án phối hợp" 25.

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)