Đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 31)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG ƯỚC BERNE

1. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả

Trong khi trên thế giới khái niệm quyền tác giả đã có bề dày hàng thế kỷ thì ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ và phức tạp. Lịch sử hình thành và phát triển của nó còn rất khiêm tốn. Ý tưởng bảo hộ quyền tác giả đã được hình thành từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946. Trong bản Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả nhưng những quy định này còn chung chung chưa chắc chắn gắn với quyền tác giả.

Thuật ngữ quyền tác giả mới chỉ được đưa vào pháp luật Việt Nam từ khoảng đầu những năm 80. Hiến pháp 1980 lần đầu tiên đề cập đến quyền lợi của tác giả. Tuy vậy, bản Hiến pháp này cũng chưa đưa ra một cơ chế pháp lý thực hiện quyền ấy. Phải tới Hiến pháp 1992, bảo hộ quyền tác giả mới chính thức được đưa ra và được đảm bảo từ phía nhà nước. Đây có thể coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc bảo hộ quyền tác giả Việt Nam. Theo đó, “công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kinh tế, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá và nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Một hệ thống pháp luật dành riêng cho tác giả chỉ bắt đầu được hình thành từ năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT và Thông tư số 04/VH-TT ngày 7/1/1987 của Bộ Văn hoá – Thông tin hướng dẫn, giải thích Nghị định. Như vậy, lần đầu tiên ở Việt Nam, một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu về quyền tác giả.

Trước yêu cầu của sự phát triển, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua

Pháp lệnh về bảo hộ quyền tác giả vào tháng 10 – 1994 với sự giúp đỡ của WIPO, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù lúc đó Việt Nam vẫn chưa là thành viên của Công ước.

Hệ thống pháp luật Việt Nam về xác lập và bảo hộ quyền tác giả được hình thành từ đầu những năm 80 đã có những bước phát triển nhất định, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995 với các quy định về quyền tác giả đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ về quyền tác giả trong điều kiện nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc ra đời của Bộ luật Dân sự, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực này, có sự giúp đỡ của WIPO. Đồng thời, Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện các quy định về quyền tác giả như Nghị định 76/CP, Nghị định 60/CP, Nghị định 72/CP, Thông tư số 27/2001.

Trong một tiến triển gần đây nhất, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thay thế, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Bộ luật Dân sự 1995 đã được thông qua. Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan được quy định tại Phần thứ 6, gồm 14 điều (từ điều 736 đến điều 749). BLDS 2005 ra đời đã khắc phục những điểm bất hợp lý không phù hợp của BLDS 1995 như quy định quyền nhân thân thuộc nội dung quyền tác giả. Bộ luật này có hiệu lực ngày 1-1-2006 bao gồm các điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan, làm cơ sở cho các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Từ ngày 1-7- 2006, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 cũng đã có hiệu lực. Luật SHTT 2005 trong đó phần quyền tác giả và quyền liên quan đã tiếp thu các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, đã được thẩm định trong thực tiễn. Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng đã thể hiện khá rõ tại các điều luật. Các quy phạm pháp luật đã tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền tác giả.

Hiện tại việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam được quy định tại Phần thứ VI BLDS 2005 và tại Phần thứ II Luật SHTT 2005. Nghị định số 100/NĐ-CP/2006 đã giải thích và hướng dẫn cụ thể một số vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Như vậy, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định của Chính phủ đã có trên 100 điều quy định trực tiếp, không kể đến 40 điều là những quy định chung của cả 3 đối

tượng, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Các luật chuyên ngành như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh Thư viện, Pháp lệnh Quảng cáo cũng có các quy định liên quan, phù hợp với từng chuyên ngành. Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử phạt Hành chính cũng có các quy định liên quan tới quyền tác giả và quyền liên quan tuỳ theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật. Như vậy, xét về mặt hệ thống, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ban hành khá đồng bộ, đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả và quyền liên quan tại quốc gia và tạo tiền đề pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế 14.

2. Mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và Công ước Berne

2.1 Những điểm tương thích

Cho đến nay, về cơ bản, các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, đặc biệt là Công ước Berne, chẳng hạn như quy định về đối tượng bảo hộ, thời điểm phát sinh quyền tác giả, quy định về việc công bố tác phẩm, giới hạn khai thác tự do quyền tác giả, thực thi quyền tác giả.

Về đối tượng bảo hộ: Tương tự như quy định trong Công ước Berne, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo luật Việt Nam gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học như tác phẩm văn học, sách, tác phẩm tạo hình, điện ảnh, kiến trúc...định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Pháp luật Việt Nam cũng quy định việc bảo hộ các sản phẩm này không phân biệt hình thức, phương thức thể hiện, không phân biệt nội dung, giá trị của tác phẩm (BLDS 2005). Các loại hình tác phẩm phái sinh bao gồm các tác phẩm nào lần đầu tiên được quy định cụ thể trong BLDS 2005. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 14 Luật SHTT 2005 cụ thể và rõ ràng hơn so với các văn bản pháp luật trước đó do có sự phân định rõ về tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh. Luật SHTT cũng quy định về việc các tác phẩm phái sinh được bảo

14 Vũ Mạnh Chu, Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan trong luật sở hữu trí tuệ, website Cục bản quyền tác giả, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId=206

hộ nếu không được làm phương hại tới đến quyền tác giả của những tác phẩm gốc dùng để làm tác phẩm phái sinh. Quy định này là phù hợp với Công ước Berne.

Luật SHTT của Việt Nam bỏ sự phân biệt các loại tác phẩm khác nhau, thông qua việc loại bỏ quy định các tác phẩm được nhà nước bảo hộ riêng theo BLDS 1995. Như vậy, các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được xếp ngang hàng với các tác phẩm khác. Quy định này về cơ bản không trái với Công ước Berne bởi Công ước đã trao cho các quốc gia đang phát triển khả năng bảo hộ các tác phẩm dân gian của mình.

Ngoài ra, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ được quy định theo Luật SHTT 2005 về cơ bản cũng không trái với quy định của Công ước Berne như các tin tức thời sự, văn bản pháp luật (Công ước Berne cho phép các quốc gia thành viên quyết định việc có bảo hộ hay không loại tác phẩm này)... Nhìn chung, về đối tượng được bảo hộ, cách phân chia tác phẩm thành tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh cũng như quy định việc bảo hộ không phụ thuộc và hình thức biểu hiện, các quy định pháp luật Việt Nam đã phù hợp với quy định của Công ước Berne.

Về thời điểm phát sinh quyền tác giả: vấn đề này theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng tương tự như trong Công ước Berne. Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức nhất định (quy định trong BLDS 2005). Việc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả (theo quy định ở Luật SHTT 2005).

Về việc công bố tác phẩm: pháp luật Việt Nam và Công ước Berne khá tương thích trong quy định về vấn đề này. Theo đó, công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, được thực hiện với sự đồng ý của tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng tác phẩm kiến trúc. Vấn đề này được quy định cụ thể tại điều 3 khoản 3 Công ước Berne và điều

22 khoản 2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS và Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.

Về giới hạn quyền tác giả: các quy định về việc sử dụng tác phẩm không phải xin phép tác giả, không phải trả phí tác quyền được quy định theo pháp luật Việt Nam cơ bản không trái với quy định trong Công ước Berne, xét từ góc độ yêu cầu của Công ước. Công ước quy định tác phẩm được khai thác tự do trong một số trường hợp như trích dẫn để minh hoạ cho giảng dạy, in lại trên báo chí, phát lại trên truyền thanh hay thông tin đại chúng những bài báo có tính chất thời sự kinh tế, chính trị..., việc sử dụng không nhằm mục địch thương mại. Phù hợp với yêu cầu Công ước Berne, pháp luật Việt Nam quy định về việc giới hạn quyền tác giả miễn không làm sai ý tác giả, không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến quyền lợi khác của tác giả và phải trích dẫn tên tác giả, nguồn gốc tác phẩm trong những trường hợp này. Pháp luật quyền tác giả của Việt Nam cụ thể hoá trong quy định những hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao. BLDS 2005 không còn quy định về giới hạn quyền tác giả như trong BLDS 1995 nhưng các nội dung này đã được vào Luật SHTT 2005.

Như vậy, pháp luật quyền tác giả Việt Nam đã có sự tương đồng trong quy định việc khai thác tự do quyền tác giả so với pháp luật quốc tế. Điều này khẳng định quyền tác giả là bất khả xâm phạm; mặt khác tác phẩm là tài sản của nhân loại nên rất cần có những giới hạn này để tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận tri thức của thời đại.

Về thực thi quyền tác giả: Quy định về thực thi quyền tác giả của pháp luật Việt Nam cũng phù hợp với quy định của Công ước Berne. Để đảm bảo thực thi quyền tác giả có thể áp dụng ba loại thủ tục dân sự, hành chính và hình sự. Các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền khởi kiện, khiếu nại lên toà án nhằm yêu cầu được giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan.

2.2. Những điểm chưa tương thích

Nhìn chung, các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả cơ bản đã tương đồng với Công ước Berne. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm bất tương đồng, cụ thể như quy định về nội dung quyền của tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Về nội dung quyền tác giả: Sự khác biệt về quy định quyền tác giả thể hiện ở nội hàm các thuật ngữ quyền tinh thần, quyền kinh tế trong Công ước Berne và quyền nhân thân, quyền tài sản theo luật Việt Nam. Công ước Berne không quy định việc công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là nội dung của quyền tinh thần như pháp luật Việt Nam. BLDS, Luật SHTT 2005 của Việt Nam quy định việc công bố hay cho phép người khác công bố tác phẩm là một nội dung của quyền nhân thân. Nội dung này rộng hơn so với quy định của Công ước. Thiết nghĩ quyền công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố phổ biến tác phẩm của mình về bản chất là cơ sở để thực hiện các hành vi sử dụng tác phẩm (như việc phát hành các bản sao tới công chúng) và do vậy, quyền này đưa vào các yếu tố quyền tài sản của tác giả sẽ phù hợp hơn.

Cũng theo pháp luật Việt Nam, quyền nhân thân bao gồm các quyền nhân thân không thể chuyển giao (như quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm) và quyền nhân thân có thể chuyển giao (như quyền công bố hay cho phép người khác công bố phổ biến tác phẩm của mình). Quyền công bố phổ biến trước tiên thuộc về tác giả và tác giả có thể chuyển giao quyền này tương tự như có thể chuyển giao các quyền tài sản (hay quyền kinh tế) cho người khác. Do vậy, việc đưa quyền này vào yếu tố quyền tài sản cũng sẽ phù hợp hơn.

Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả: Trước hết, Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, còn pháp luật Việt Nam quy định thời hạn cụ thể và bất biến. Thứ hai, Công ước quy định thời hạn bảo hộ dựa vào đối tượng được bảo hộ, trong khi đó luật Việt Nam lại quy định thời hạn này dựa vào quyền được bảo hộ là loại quyền nào. Thứ ba, pháp luật Việt Nam quy định hai loại thời hạn bảo hộ quyền tác giả: vô thời hạn và có thời hạn, trong khi đó, về nguyên tắc, Công ước Berne chỉ quy định bảo hộ có thời hạn. Cụ thể, thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Còn pháp luật Việt Nam (theo Luật SHTT 2005) quy định các quyền nhân thân như quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (là các quyền nhân thân không thể chuyển giao) được bảo hộ vô

thời hạn. Còn các quyền tài sản và quyền nhân thân có thể chuyển giao như quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm được bảo hộ có thời hạn là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Xét dưới góc độ yêu cầu của Công ước Berne thì việc quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả như trên của pháp luật Việt Nam là chưa tương đồng.

Nguyên nhân và bất lợi của những điểm chưa tương thích: Những điểm chênh lệch giữa pháp luật Việt Nam mà cụ thể là một số điều của Luật SHTT như đã phân tích ở trên và Công ước Berne xuất phát từ sự chênh lệch trong kỹ

Một phần của tài liệu Vấn đề thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 31)