Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4 quân khu IV năm 2010 (Trang 63 - 80)

* Qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân

Kết quả về qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân quân, chính sách điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh của bệnh viện cho thấy: Thuốc được cấp cho bệnh nhân ngoại trú theo qui trình gồm các bước:

+ Bước 1: Nhận đơn thuốc và xác định đơn thuốc

+ Bước 2: Thực hiện kiểm tra đơn thuốc (thể thức đơn, tên thuốc, liều dùng)

+ Bước 3: Lấy thuốc theo đơn, ghi đầy đủ nội dung bên ngoài của bao đựng thuốc (gồm: Tên thuốc, số lượng, liều dùng một lần; liều dùng một ngày, cách dùng và các thông tin khác nếu đủ chỗ)

+ Bước 4: Thực hiện ba đối chiếu + Bước 5: Giao thuốc cho bệnh nhân

Đây là qui trình chặt chẽ thể hiện quá trình quản lý, sử dụng thuốc cho đối tượng ngoại trú được quan tâm và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

* Về thể thức, nội dung đơn thuốc ngoại trú theo quy định của Bộ y tế

Căn cứ vào Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả về thể thức đơn thuốc ngoại trú của tổng số 384 đơn thuốc tại khoa khám bệnh bệnh viện cho đối tượng Quân, chính sách được trình bày trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về thể thức, nội dung đơn thuốc ngoại trú

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Số đơn đầy đủ nội dung theo qui định 316 82,29 2 Số đơn không đầy đủ nội dung theo qui định 68 17,71

2.1 Thiếu thông tin bệnh nhân 4 5,88

2.2 Viết tắt, khó đọc 52 76,47

2.3 Ghi biệt dược 10 14,71

2.4 Ghi hướng dẫn sử dụng không đầy đủ 2 2,94

Tổng số 384 100,00

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Số đơn ghi không đầy đủ nội dung là 68 đơn chiếm tỉ lệ 17,71%. Trong đó, số đơn ghi thiếu thông tin bệnh nhân là 4/68 đơn (chiếm tỷ lệ 5,88%), số đơn viết tắt gây khó đọc là 52/68 đơn (chiếm lệ 76,47%), số đơn ghi biệt dược, không ghi kèm tên hoạt chất là 10/68 đơn (chiếm tỷ lệ 14,47%), còn lại là 2/68 đơn ghi hướng dẫn sử dụng không đầy đủ (chiếm tỷ lệ 2,94%).

* Về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc

Kết quả được trình bày trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Kết quả về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú

STT Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Số lượng thuốc trung bình/đơn 4,2

2. Thuốc kê theo tên hoạt chất (hoặc tên biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất)

374 96,89

3. Đơn có kháng sinh 283 73,70

4. Đơn có thuốc tiêm, dịch truyền 06 1,56

5. Đơn có corticoid 78 20,31

6. Đơn có vitamin 62 16,15

7. Tỷ lệ các thuốc có trong danh mục thuốc BV 384 100,00 Số liệu tại bảng 3.18 cho thấy: Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,2 thuốc/đơn, chỉ số kê đơn kháng sinh chiếm 73,70%, kê thuốc tiêm và dịch truyền chiếm 1,56%, đơn ghi tên thuốc theo tên gốc chiếm 96,89%, tỉ lệ đơn có Corticoid là 20,31%, tỉ lệ đơn có Vitamin là 16,15% và 100% các thuốc đều có trong danh mục thuốc bệnh viện.

3.2.2.3. Về hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

* Tổ chức và quy chế của hội đồng thuốc và điều trị

Tổ chức HĐT&ĐT của Bệnh viện 4- Quân khu IV được sơ đồ hóa ở hình 3.8

Hình 3.8. Sơ đồ tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị

Giám đốc Bệnh viện đã ra quyết định thành lập HĐT&ĐT bệnh viện. Đồng thời, ban hành quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng. HĐT&ĐT gồm 03 tổ với các nhiệm vụ cụ thể. - Tổ 1: Giám sát kê đơn hợp lý, tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo về thuốc, kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và kiểm tra quá trình sử dụng thuốc.

- Tổ 2: Cung cấp các thông tin về thuốc, theo dõi, báo cáo các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến tai biến dùng thuốc, thiết lập mối quan hệ giữa dược sỹ, bác sỹ kê đơn, y tá điều dưỡng và bệnh nhân trong sử dụng thuốc.

- Tổ 3: Quản lý, giám sát về mặt tài chính, định mức kinh phí tiền thuốc trong công tác cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Phó GĐKT)

UỶ VIÊN -THƯ KÝ Trưởng Ban KTTH

PHÓ CT THƯỜNG TRỰC HĐ Trưởng khoa dược

Trưởng khoa Tim- Thận- Khớp Trưởng khoa Tiêu hóa Trưởng khoa CTCH Trưởng khoa Ngoại chung Trưởng khoa HSCC Trưởng phòng tài chính Trưởng khoa điều trị nhân Y tá trưởng Bệnh viện CÁC UỶ VIÊN Trưởng khoa Khám bệnh 55

* Các hoạt động của Hội đồng thuốc- điều trị

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát hoạt động của HĐT&ĐT

STT Nội dung khảo sát Kết quả

khảo sát

1.

Xây dựng các quy định cơ bản về:

Cung ứng thuốc Có

Quản lý, sử dụng thuốc Chưa đầy đủ

Cấp phát thuốc Có

2. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Có 3. Danh mục thuốc được sửa đổi, cập nhật thường xuyên? 01 lần/năm 4. Triển khai danh mục thuốc tới các khoa, các y bác sĩ,

dược sĩ trong bệnh viện Có

5. Thống kê mô hình bệnh tật trong bệnh viện hàng năm Có 6. Số bệnh án được bình trong một lần sinh hoạt định kỳ

của HĐT & ĐT 02 bệnh án

7. Kiểm tra chất lượng thuốc sử dụng trong bệnh viện 01 quý/lần 8. Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về

thuốc Có

9.

Tổ chức tập huấn, hội thảo bồi dưỡng kiến thức về sử dụng thuốc hợp lý an toàn cho các bác sỹ, dược sỹ, y tá trong bệnh viện

1 năm/lần

Kết quả khảo sát ở bảng 3.19 cho thấy, HĐT&ĐT bệnh viện đã:

- Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, xây dựng và ban hành quy trình cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng.

- Giám sát kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05 về Quy chế khám bệnh và kê đơn ngoại trú, chế độ ghi chép hồ sơ bệnh án, hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc.

- Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. - Kiểm tra chất lượng thuốc.

Tuy nhiên, HĐT&ĐT Bệnh viện còn tồn tại:

+ Việc giám sát kê đơn và sử dụng thuốc chưa thường xuyên

+ Chưa thực sự điều chỉnh được sử dụng thuốc. Do đó, vẫn có tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị.

3.2.2.4. Hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện

Thông tin thuốc là một trong các yêu cầu để sử dụng thuốc hợp lý. Thông tin thuốc trong bệnh viện là chìa khóa để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng và an toàn điều trị trong bệnh viện. Chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện năm 2010. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Kết quả hoạt động thông tin thuốc tại Bệnh viện năm 2010

STT Nội dung thông tin Số lần

1. Thông báo các văn bản mới về dược 4

2. Thông báo các nội dung về thuốc bị đình chỉ lưu hành, rút số ĐK, thu hồi, thuốc giả,...

4

3. Thông báo giới thiệu thuốc: liều dùng, dược động học, sinh khả dụng, tác dụng phụ,...

5

4. Theo dõi, báo cáo các ADR gửi Cục Quân y- BQP, Trung tâm ADR- Bộ y tế

3

5. Tư vấn thuốc điều trị, thuốc thay thế khi thuốc điều trị không còn hiệu quả

5

6. Thông tin thuốc mới 6

7. Thu thập thông tin phản hồi 3

8. Tư vấn sử dụng kháng sinh 8 Kết quả khảo sát trên cho thấy: Các hoạt động thông tin thuốc tại

bệnh viện được thực hiện với khá nhiều các nội dung. Các thông tin này thường được đưa ra trong các buổi giao ban, sinh hoạt khoa học, viết trên bảng thông báo của các khoa phòng.

Khoa Dược chưa có cán bộ chuyên trách cho công tác này. Dược sĩ làm nhiệm vụ thông tin thuốc còn đảm nhiệm nhiều công việc khác. Các tài liệu chuyên môn về lĩnh vực y- dược còn nhiều hạn chế. Hầu như rất ít sách báo, tạp chí, tài liệu thông tin y dược.

BÀN LUẬN

1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC VÀ MUA THUỐC 1.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc

DMTBV chủ yếu là các thuốc có trong DMTTY và DMTCY dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, còn có thêm một số thuốc theo đặc thù của bệnh viện, kỹ thuật điều trị, phân hạng bệnh viện, tuyến bệnh viện, đối tượng phục vụ và mô hình bệnh tật. Danh mục thuốc tân dược năm 2010 gồm 346 thuốc được phân chia theo tác dụng dược lý thành 27 nhóm để phù hợp với sự đa dạng của các mặt bệnh được khám và điều trị tại bệnh viện. - Về cơ cấu danh mục thuốc theo qui chế quản lý: Thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần chiếm rất ít, tỉ lệ lần lượt là 0,87% và 1,45%. Các nhóm thuốc thông thường khác chiếm tỷ lệ trên 97% là phù hợp mô hình bệnh tật của bệnh viện và khả năng chi trả trong khám và điều trị của các đối tượng quân, chính sách.

- Về nguồn gốc, xuất xứ thuốc trong DMTBV: Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước của bệnh viện là 42,77% (Tỷ lệ này còn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Hiếu tại bệnh viện 354- Tổng cục Hậu cần có tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước năm 2009 là 46,4%). Điều này cho thấy, Bệnh viện cần tiếp tục quan tâm và đưa các thuốc sản xuất trong nước vào danh mục thuốc bệnh viện để góp phần thực hiện chính sách Quốc gia về thuốc.

1.2. Về hoạt động mua thuốc

- Về mua thuốc: Với đặc thù của bệnh viện quân đội, bệnh viện đã sử dụng tốt phần 30% kinh phí tự chi để mua sắm thuốc men, trang thiết bị, hóa chất và vật tư tiêu hao của bệnh viện theo hình thức đấu thầu. Việc thực hiện đấu thầu tại bệnh viện được thực hiện đúng quy chế, có sự quản lý của các cấp và đúng thời gian theo qui định

- Về nhập thuốc: Việc nhập thuốc được thực hiện đúng theo các qui định, qui trình nhập hàng được thực hiện chặt chẽ từ đầu đến khi thuốc được nhập vào kho. Hệ thống sổ sách được kiểm tra chặt chẽ đã làm cho thuốc nhập vào luôn đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sử dụng thuốc, thông qua mạng LAN nên việc nhập thuốc được theo dõi chặt chẽ hơn và tránh được tình trạng nhầm lẫn.

- Về thanh toán : Được thực hiện theo đúng các qui định và hợp đồng đã ký kết với các đơn vị trúng thầu

2. HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG THUỐC

4.3.1. Về hoạt động tồn trữ, cấp phát

- Về bảo quản thuốc: Khoa dược được xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, có diện tích đủ rộng với các trang thiết bị bảo quản phù hợp nên chất lượng thuốc tại khoa Dược luôn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tại bệnh viện.

- Về cấp phát thuốc: Nhờ có hệ thống mạng LAN nên quá trình cấp phát thuốc từ kho chính đến các kho lẻ, từ các kho lẻ đến các khoa lâm sàng được thực hiện 1 cách nghiêm túc, đúng trình tự. Tỷ lệ kiểm duyệt đơn và phiếu lĩnh thuốc trước khi cấp phát đều đạt 100%.

Đối với bệnh nhân ngoại trú, dược sỹ khoa Dược là người trực tiếp cấp phát thuốc. Điều này giúp cho việc đảm bảo cung ứng đúng và đủ thuốc có chất lượng cho bệnh nhân ngày càng được nâng cao. Hơn nữa, việc thông tin sử dụng thuốc trong bệnh viện vì thế cũng được thuận lợi [15]. Do đó, tránh được các tình trạng cấp phát nhầm thuốc do dịch sai tên thuốc, hay không kiểm soát được số lượng thuốc tồn đọng.

4.3.2. Về sử dụng thuốc

4.3.2.1. Về giám sát sử dụng thuốc trong điều trị nội trú

- Việc ghi chép thông tin bệnh nhân, ghi tên thuốc rõ ràng, dễ đọc, đúng thứ

tự theo qui định,… rất quan trọng, là cơ sở cho việc chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân và là cơ sở cho các nghiên cứu điều tra khảo sát sử dụng thuốc,… Tuy nhiên, việc thực hiện ghi chép bệnh án tại Bệnh viện 4- Quân khu IV còn một số hạn chế nhất định như: Có 18,75% hồ sơ bệnh án không ghi chép thông tin bệnh nhân đầy đủ (tỷ lệ này thấp hơn một số bệnh viện như Bệnh viện Phổi Trung ương là 28%,.. nhưng lại cao hơn nhiều bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ là 4,67%,..), có 7,29% đơn thuốc được ghi không rõ ràng, không đúng qui chế; 11,20% ghi thuốc không đúng thứ tự theo qui định. Điều này chủ yếu là do sơ xuất của một số Bác sỹ.

- Về kết quả khảo sát đơn thuốc trong bệnh án: Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc là 5,4 ± 1,5 (thuốc), số đơn thuốc sử dụng kháng sinh chiếm 69,69% (cao hơn so với bệnh viện đa khoa Hà Tây cũ là 43,5%,..). Điều này một phần là do nhóm bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mô hình cơ cấu bệnh tật của đối tượng quân, chính sách tại bệnh viện.

Các nhóm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid, thuốc phóng xạ đều được kê theo đúng qui chế. 100% có đánh số thứ tự ngày dùng theo qui định.

- Về tương tác thuốc: Số lượng tương tác thuốc gặp phải chiếm tỷ lệ khá cao là 5,47%. Tỷ lệ này cho thấy, việc tránh các tác dụng có hại do tương tác thuốc gây nên trong công tác kê đơn cần được các bác sỹ của bệnh viện cân nhắc và quan tâm nhiều hơn. Trong số các tương tác gặp phải, tương tác giữa thuốc nhóm corticoid với nhóm NSAID chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,38%, đây là tương tác thường dễ gặp phải trong quá trình kê đơn.

- Về quá trình theo dõi và chăm sóc của bác sỹ và y tá:

Bác sỹ và y tá đã thường xuyên theo dõi và chăm sóc bệnh nhân hàng ngày; đơn thuốc và phiếu lĩnh thuốc trước khi cấp phát đều được kiểm duyệt 100%. Những điều này đã giúp cho việc xử lý các tai biến xảy ra (nếu có) được kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị và ngày càng

tạo sự tin tưởng của người bệnh vào đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện.

4.3.2.2. Về giám sát sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú

Kết quả khảo sát 384 đơn thuốc ngoại trú của đối tượng quân, chính sách tại khoa khám bệnh cho thấy:

- Về thể thức đơn thuốc ngoại trú theo quy định của Bộ y tế: Tỷ lệ số đơn thuốc ghi không đầy đủ nội dung theo qui định chiếm tỷ lệ 17,71% (Tỉ lệ này tương đối thấp so với một số bệnh viện như Bệnh viện Phổi TW tỷ lệ này là 72,0%,...). Điều này là do bệnh viện đã áp dụng phần mềm kê đơn thuốc ngoại trú nên các sai sót trong khai báo thông tin của bệnh nhân đã được hạn chế. Bên cạnh đó, việc áp dụng phần mềm kê đơn cho các bác sỹ khoa khám bệnh đã làm cho số lượng các đơn thuốc được ghi theo tên biệt dược tại bệnh viện chỉ có 10 đơn, điều này giúp cho bệnh nhân tránh được tình trạng mua nhầm thuốc do không dịch được đơn thuốc.

- Về khảo sát các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc: Trong kết quả khảo sát này, số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,2 thuốc, cao hơn so với bệnh viện 354 (2,96 thuốc) và cao hơn so với khuyến cáo của WHO là (1,5 thuốc). Điều này có thể xuất phát từ tính chất đa dạng, phức tạp của mô hình bệnh tật của đối tượng quân, chính sách của bệnh viện và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm điều trị của bác sỹ tại bệnh viện.

4.3.2.3. Về hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

Một trong những nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh và giảm chất lượng điều trị là việc dùng thuốc bất hợp lý trong bệnh viện.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4 quân khu IV năm 2010 (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)