Hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4 quân khu IV năm 2010 (Trang 55)

3.2.1. Về tồn trữ, cấp phát

3.2.1.1. Bảo quản thuốc tại khoa dược

- Hệ thống kho thuốc của khoa dược đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát, được xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn đã được qui định.

- Hệ thống kho thuốc Quân, chính sách bao gồm các kho: Kho chính, kho lẻ cấp phát nội trú và kho lẻ cấp phát ngoại trú với diện tích kèm theo được thể hiện theo hình 3.6.

Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức và diện tích hệ thống kho dược

- Các thiết bị bảo quản trong kho:

Các trang thiết bị bảo quản trong kho dược được trình bày trong bảng 3.9.

Kho chính Quân, chính sách S= 135m2 Kho lẻ cấp phát nội trú S= 90m2 Kho lẻ cấp phát ngoại trú S= 85m2 KV nhập S= 20m2 KV bảo quản S= 50m2 KV xuất S= 20m2 KV nhập S= 25m2 KV bảo quản S= 40m2 KV xuất S= 20m2 45

Bảng 3.9. Thiết bị bảo quản kho thuốc

Các kho

Thiết bị Kho chính Kho lẻ- Nội trú Kho lẻ- Ngoại trú

Điều hòa 2 2 2 Nhiệt kế, ẩm kế 1 1 1 Tủ lạnh 1 2 1 Giá kệ 14 8 7 Bình cứu hỏa 4 4 4 Tủ 2 2 1

* Nhận xét: Các kho đều có đầy đủ các thiết bị bảo quản theo đúng qui định như điều hoà, tủ lạnh, ẩm kế, giá kệ, tủ có khoá đựng thuốc gây nghiện hướng thần,... Các thiết bị bảo quản trong các kho đều phù hợp với diện tích và tính chất của kho. Kho chính và kho BHYT do có diện tích lớn hơn và yêu cầu sử dụng cao hơn nên có hệ thống điều hoà, tủ lạnh, giá kệ,…nhiều hơn và với công suất lớn hơn.

- Việc chấp hành các quy chế kho: Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả việc chấp hành các qui chế kho

STT Nội dung công tác kho Thực hiện

Chưa đầy đủ Không

1 Sổ kho X

2 Sổ theo dõi hạn dung X

3 Thẻ kho cho từng loại thuốc X

4 Sắp xếp đúng quy cách X

5 Bảo quản đúng quy chế X

6 Biện pháp chống nhầm lẫn X

7 Thực hiện 5 chống X

8 Vệ sinh sạch sẽ X

* Nhận xét:

Các quy chế kho tại khoa Dược- Bệnh viện 4, Quân khu IV được thực hiện đầy đủ theo các chỉ tiêu đã qui định.

+ Các thuốc trong kho được sắp xếp có trật tự, ngăn nắp có đủ nhãn mác theo quy định, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy.

+ Việc xuất thuốc trong kho theo đúng nguyên tắc FIFO và FEFO. + Chất lượng thuốc tại các kho đảm bảo tốt. Đó là hiệu quả của việc thực hiện chế độ 5 chống tốt.

+ Có hệ thống sổ sách theo dõi xuất nhập, hệ thống thẻ kho cho từng thuốc đúng theo quy định, ghi chép đầy đủ.

Kho có hệ thống mạng LAN, hệ thống sổ sách theo dõi xuất nhập, hệ thống thẻ kho cho từng thuốc đúng theo quy định, ghi chép đầy đủ. Cán bộ làm công tác kho có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và luôn thực hiện các qui định của kho từ sắp xếp, xuất, nhập… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.2. Cấp phát thuốc

- Cấp phát tại kho chính

Kho chính cấp phát thuốc tới các kho lẻ theo qui trình gồm các bước:

 Kho lẻ lập dự trù

Lãnh đạo khoa Dược ký duyệt

Kho lẻ lĩnh thuốc tại kho chính - Cấp phát tại kho lẻ

Kho lẻ đảm nhận việc cấp phát thuốc cho các đối tượng Quân, chính sách tại các khoa lâm sàng theo qui trình gồm các bước:

Dược sỹ kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc. Thuốc được cấp theo nguyên tắc FIFO và FEFO.

Kiểm tra chất lượng thuốc, đặc biệt là thuốc đông dược trước khi cấp.

 Trước khi phát thuốc thực hiện 3 kiểm tra và 3 đối chiếu đảm bảo

đúng thuốc, đủ thuốc.

Cuối ngày, kho lẻ cộng thuốc theo đơn và phiếu lĩnh để có số liệu xuất kho.

Cuối tháng đối chiếu số lượng với kế toán dược.

Việc kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc trước khi cấp phát được thực hiện 100%.

3.2.2. Về sử dụng thuốc

3.2.2.1. Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị nội trú

* Quy trình cấp phát và lĩnh thuốc

Hình 3.7. Quy trình cấp phát và lĩnh thuốc

Qui trình trên cho thấy việc lĩnh thuốc và cấp phát thông qua mạng LAN tại bệnh viện được thực hiện một cách chặt chẽ và thống nhất. Cụ thể như sau:

+ Đối với những thuốc thông thường: Bác sỹ sẽ kê đơn. Y tá hành chính tổng hợp đơn lại, viết vào phiếu lĩnh thuốc. Sau khi chủ nhiệm khoa

Y tá hành chính tổng hợp đơn thuốc vào máy

Chủ nhiệm khoa LS kí vào phiếu lĩnh thuốc

Bệnh nhân Khoa dược duyệt qua mạng LAN, sau đó in

phiếu lĩnh thuốc BGĐ bệnh viện duyệt Thuốc quý hiếm

Kho (nhân viên cấp phát giao thuốc cho y tá các khoa) Y tá hành chính, y tá phụ trách buồng

bệnh chia thuốc cho bệnh nhân Bác sỹ kê đơn thuốc bệnh án

lâm sàng duyệt (qua mạng LAN), sẽ chuyển phiếu lĩnh thuốc tới khoa Dược, để duyệt (qua mạng LAN). Tại đây khoa Dược duyệt đơn thuốc, chuyển về các kho theo đúng đối tượng bệnh nhân. Tại các kho, nhân viên cấp phát sẽ in phiếu lĩnh thuốc rồi tiến hành giao thuốc lại cho Y tá các khoa, cuối cùng Y tá hành chính sẽ chia thuốc cho bệnh nhân. Khi nhận thuốc, bệnh nhân có kí xác nhận đã được nhận thuốc.

+ Đối với các thuốc quý hiếm : Quy trình cấp phát cũng tương tự như trên, nhưng với nhóm thuốc quý hiếm thì cần có Ban Giám đốc xét duyệt, mới được cấp phát.

* Theo dõi sử dụng thuốc

- Kết quả ghi chép bệnh án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả ghi chép hồ sơ của 384 bệnh án nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát việc ghi chép bệnh án

STT Các chỉ tiêu đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Hồ sơ bệnh án Ghi đầy đủ 312 81,25

Ghi không đầy đủ 72 18,75

2 Đơn thuốc ghi rõ ràng, đúng qui chế 356 92,71

3 Thứ tự ghi các thuốc trong bệnh án: Thuốc tiêm,

thuốc viên, thuốc nước, các thuốc khác 341 88,80

Tổng số 384

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: Việc chấp hành các qui định về ghi chép hồ sơ bệnh án còn một số hạn chế cần phải khắc phục : Ghi không đầy đủ (72 bệnh án= 18,75%), đơn thuốc ghi không rõ ràng (7,29%), trình tự ghi chưa đúng (12,20%).

- Kết quả kê đơn thuốc trong bệnh án

Các kết quả về số thuốc trung bình kê trong 1 bệnh án, số thuốc kê

ngoài danh mục thuốc bệnh viện, tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm, dịch truyền,… được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát các nội dung sử dụng thuốc trong bệnh án

STT Nội dung Các chỉ số Tỷ lệ (%)

1. Số thuốc trung bình 1 bệnh án 5,4 ± 1,5

2. Số đơn thuốc chỉ định thuốc tiêm, dịch truyền 297 85,84

3. Số đơn thuốc sử dụng kháng sinh 241 69,65

4. Số ngày sử dụng kháng sinh trung bình 6,3 ± 2,1

5. Tỷ lệ % thuốc kê đơn nằm trong DMTBV 100,00

Kết quả tại bảng 3.12 cho thấy: 100% thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc bệnh viện. Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc là 5,4 ± 1,5 (thuốc), số đơn thuốc có chỉ định dùng thuốc tiêm, dịch truyền chiếm 85,84%, số đơn thuốc sử dụng kháng sinh chiếm 69,65%, số ngày sử dụng kháng sinh trung bình là 6,3 ± 2,1 (ngày).

- Kết quả về đơn có đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid, thuốc phóng xạ được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả về số đơn thuốc có đánh số thứ tự ngày dùng

Nhóm thuốc Có đánh số thứ Số đơn thuốc tự ngày dùng Tỷ lệ (%)

Không đánh số thứ

tự ngày dùng Tỷ lệ (%)

Thuốc gây nghiện 32 100 0

Thuốc hướng tâm thần 47 100 0

Thuốc kháng sinh 241 100 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuốc điều trị lao 0 0 0

Thuốc corticoid 46 100 0

Thuốc phóng xạ 0 0 0

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: 100% các đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh và corticoid đều có đánh số thứ tự ngày dùng theo qui định.

- Kết quả về số lượng tương tác

Kết quả theo dõi số lượng các tương tác thuốc trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.14

Bảng 3.14. Số đơn thuốc có tương tác thuốc.

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ ( %)

Số đơn thuốc có tỷ lệ tương tác 21 5,47

Tổng số đơn khảo sát 384 100,0

Tiến hành phân tích 16 đơn có tương tác thuốc, thu được tỷ lệ các tương tác của từng nhóm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.15

Bảng 3.15. Tỷ lệ xuất hiện các tương tác thường gặp.

STT Loại tương tác Số lần xuất hiện Tỷ lệ (%)

1. Các thuốc nhóm corticoid với nhóm NSAID 11 52,38

2. Nhóm antacid với các thuốc khác có bản chất

acid trong cùng một đơn 5 23,81

3. Ciprofloxacin với Theophylin 2 9,52

4. Cimetidin và nifedipin 3 14,29

Tổng 21 100,00

Từ kết quả ở bảng 3.14 và bảng 3.15, chúng tôi thấy: Có 21 đơn xuất hiện tương tác có hại trong 384 đơn được phân tích, chiếm tỷ lệ 5,47%. Tương tác chiếm tỷ lệ cao nhất là giữa các thuốc nhóm corticoid với nhóm NSAID (52,38%).

- Kết quả về hệ thống sổ sách, phiếu đầu giường

Công tác quản lý, sử dụng thuốc qua hệ thống sổ sách và phiếu đầu giường được thực hiện theo đúng các qui định. Hệ thống sổ sách đầy đủ gồm:

Sổ tổng hợp thuốc hàng ngày, sổ bàn giao thuốc tủ trực, sổ theo dõi ADR, phiếu công khai thuốc. Các khoa đều có phiếu công khai thuốc để ở đầu giường có ký nhận.

- Kết quả về quá trình theo dõi và chăm sóc của bác sỹ và y tá

Bác sỹ điều trị luôn theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày, kịp thời xử lý các tai biến (nếu xảy ra). Y tá thường xuyên chăm sóc ghi đầy đủ các diễn biến lâm sàng của bệnh vào hồ sơ bệnh án. Quá trình kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc trước khi cấp phát được tiến hành với 100% các đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc.

- Kết quả về công tác kiểm tra dược chính

Hàng tháng khoa dược tiến hành kiểm tra dược chính tại các khoa lâm sàng. Kết quả về công tác kiểm tra dược chính trong năm 2010 được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả về công tác kiểm tra dược chính tại các khoa LS

STT Nội dung kiểm tra Đạt Số lần Không đạt Ghi chú

1 Công tác lĩnh thuốc, bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản thuốc 12 0 2 Sổ sách bàn giao thuốc giữa các ca trực 12 0 3 Y tá thực hiện theo đúng y lệnh 12 0 4 Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc 11 1 Hướng dẫn không đủ thông tin 5 Cơ số thuốc tủ trực, hộp chống sốc 12 0

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Việc thực hiện công tác kiểm tra dược chính tại các khoa lâm sàng được thực hiện khá tốt trên các chỉ tiêu, chỉ có 1/12 lần kiểm tra không đạt yêu cầu khi hướng dẫn bệnh nhân không đầy đủ các thông tin về sử dụng thuốc

3.2.2.2. Giám sát sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú

* Qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân

Kết quả về qui trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân quân, chính sách điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh của bệnh viện cho thấy: Thuốc được cấp cho bệnh nhân ngoại trú theo qui trình gồm các bước:

+ Bước 1: Nhận đơn thuốc và xác định đơn thuốc

+ Bước 2: Thực hiện kiểm tra đơn thuốc (thể thức đơn, tên thuốc, liều dùng)

+ Bước 3: Lấy thuốc theo đơn, ghi đầy đủ nội dung bên ngoài của bao đựng thuốc (gồm: Tên thuốc, số lượng, liều dùng một lần; liều dùng một ngày, cách dùng và các thông tin khác nếu đủ chỗ)

+ Bước 4: Thực hiện ba đối chiếu + Bước 5: Giao thuốc cho bệnh nhân

Đây là qui trình chặt chẽ thể hiện quá trình quản lý, sử dụng thuốc cho đối tượng ngoại trú được quan tâm và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

* Về thể thức, nội dung đơn thuốc ngoại trú theo quy định của Bộ y tế

Căn cứ vào Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả về thể thức đơn thuốc ngoại trú của tổng số 384 đơn thuốc tại khoa khám bệnh bệnh viện cho đối tượng Quân, chính sách được trình bày trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về thể thức, nội dung đơn thuốc ngoại trú

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Số đơn đầy đủ nội dung theo qui định 316 82,29 2 Số đơn không đầy đủ nội dung theo qui định 68 17,71

2.1 Thiếu thông tin bệnh nhân 4 5,88

2.2 Viết tắt, khó đọc 52 76,47

2.3 Ghi biệt dược 10 14,71

2.4 Ghi hướng dẫn sử dụng không đầy đủ 2 2,94

Tổng số 384 100,00

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Số đơn ghi không đầy đủ nội dung là 68 đơn chiếm tỉ lệ 17,71%. Trong đó, số đơn ghi thiếu thông tin bệnh nhân là 4/68 đơn (chiếm tỷ lệ 5,88%), số đơn viết tắt gây khó đọc là 52/68 đơn (chiếm lệ 76,47%), số đơn ghi biệt dược, không ghi kèm tên hoạt chất là 10/68 đơn (chiếm tỷ lệ 14,47%), còn lại là 2/68 đơn ghi hướng dẫn sử dụng không đầy đủ (chiếm tỷ lệ 2,94%).

* Về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc

Kết quả được trình bày trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Kết quả về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú

STT Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Số lượng thuốc trung bình/đơn 4,2

2. Thuốc kê theo tên hoạt chất (hoặc tên biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất)

374 96,89

3. Đơn có kháng sinh 283 73,70

4. Đơn có thuốc tiêm, dịch truyền 06 1,56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Đơn có corticoid 78 20,31

6. Đơn có vitamin 62 16,15

7. Tỷ lệ các thuốc có trong danh mục thuốc BV 384 100,00 Số liệu tại bảng 3.18 cho thấy: Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,2 thuốc/đơn, chỉ số kê đơn kháng sinh chiếm 73,70%, kê thuốc tiêm và dịch truyền chiếm 1,56%, đơn ghi tên thuốc theo tên gốc chiếm 96,89%, tỉ lệ đơn có Corticoid là 20,31%, tỉ lệ đơn có Vitamin là 16,15% và 100% các thuốc đều có trong danh mục thuốc bệnh viện.

3.2.2.3. Về hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

* Tổ chức và quy chế của hội đồng thuốc và điều trị

Tổ chức HĐT&ĐT của Bệnh viện 4- Quân khu IV được sơ đồ hóa ở hình 3.8

Hình 3.8. Sơ đồ tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị

Giám đốc Bệnh viện đã ra quyết định thành lập HĐT&ĐT bệnh viện. Đồng thời, ban hành quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng. HĐT&ĐT gồm 03 tổ với các nhiệm vụ cụ thể. - Tổ 1: Giám sát kê đơn hợp lý, tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo về thuốc, kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và kiểm tra quá trình sử dụng thuốc.

- Tổ 2: Cung cấp các thông tin về thuốc, theo dõi, báo cáo các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến tai biến dùng thuốc, thiết lập mối quan hệ giữa dược sỹ, bác sỹ kê đơn, y tá điều dưỡng và bệnh nhân trong sử dụng thuốc.

- Tổ 3: Quản lý, giám sát về mặt tài chính, định mức kinh phí tiền thuốc trong công tác cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Phó GĐKT)

UỶ VIÊN -THƯ KÝ Trưởng Ban KTTH

PHÓ CT THƯỜNG TRỰC HĐ Trưởng khoa dược

Trưởng khoa Tim- Thận- Khớp Trưởng khoa Tiêu hóa Trưởng khoa CTCH Trưởng khoa Ngoại chung Trưởng khoa HSCC Trưởng phòng tài chính Trưởng khoa điều trị nhân Y tá trưởng Bệnh viện CÁC UỶ VIÊN Trưởng khoa Khám bệnh 55

* Các hoạt động của Hội đồng thuốc- điều trị

Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Kết quả khảo sát hoạt động của HĐT&ĐT

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc cho đối tượng quân tại bệnh viện 4 quân khu IV năm 2010 (Trang 55)