Xuất về mô hình nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Ngiên cứu mức độ ảnh hưởng các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại hà nội (Trang 64 - 67)

II. Một số đề xuất

2. xuất về mô hình nghiên cứu tiếp theo

Để đưa ra những phân tích chính xác và đẩy đủ hơn về những yếu tố tác động đến kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên IBD, nhóm nghiên cứu đề xuất: trong các nghiên cứu tới đây, ngoài các yếu tố mang tính chất “đầu vào” đã được phân tích trong nghiên cứu này, các yếu tố đại diện cho phương pháp học tập và động cơ học tập của sinh viên nên được đưa vào mô hình. Bằng phương pháp

này, nhóm nghiên cứu tin rằng, một cái nhìn tổng quan hơn, sâu sát và đầy đủ hơn sẽ được đưa ra. Mô hình phân tích trong các nghiên cứu tiếp sau đây có thể được đề nghị như sau:

ĐCN = β0 + β1BT+ β2TA + β3TS + β4TH + β5NH + β5LB + εt

Trong đó:

ĐCN: điểm trung bình các môn học chuyên ngành BT: điểm trung bình các môn học bổ sung kiến thức TA: điểm trung bình tiếng Anh năm nhất

TS: điểm trung bình tuyển sinh đầu vào TH: số giờ tự học ở nhà trong một tuần

NH: số tiết nghỉ học trung bình trong một kì học LB: mức độ hoàn thành các bài tập, bài đọc được giao

III. Kết luận

Qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình về việc đáp ứng tiêu chí tuyển sinh ảnh hưởng đến kết quả học tập giai đoạn chuyên ngành của sinh viên chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng và mức độ của chúng đến kết quả học tập của sinh viên, trong đó, tiêu chí tuyển sinh đóng vai trò rất quan trọng và có những phương pháp nghiên cứu cụ thể để tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Từ đó, nghiên cứu giúp cho những người quản lý chương trình thêm tin tưởng vào các tiêu chí tuyển chọn sinh viên của mình, nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố mang tính đầu vào để sinh viên có thể chuẩn bị tốt hơn khi vào chương trình, đồng thời người quản lý cũng có cơ sở khoa học để xây dựng nội dung chương trình bổ sung cho

phù hợp như tăng cường môn học bổ sung kiến thức hay giờ học tiếng Anh chuyên ngành, giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt nhất trong giai đoạn chuyên ngành. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp lãnh đạo Viện Đào tạo Quốc tế ĐH KTQD nói riêng và các chương trình LKĐTQT nói chung đưa ra những quyết định để duy trì và cải thiện công tác tuyển sinh cũng như nội dung giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chương trình.

Do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực cũng như nguồn dữ liệu hạn chế, nghiên cứu này chỉ dừng ở việc chạy mô hình hồi quy đối với chương trình IBD – ĐH Kinh tế Quốc dân và mô tả số liệu đối với chương trình liên kết Quốc tế của ĐH Ngoại Thương và Học viện Ngân Hàng. Để tăng tính tin cậy và cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về khả năng đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và kết quả học tập của sinh viên liên kết, các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng không gian nghiên cứu theo phương pháp hồi quy. Bên cạnh đó, do trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn non nớt, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, chẳng hạn như chưa nghiên cứu được hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy bội, hiện tượng đa cộng tuyến, mẫu phỏng vấn trực tiếp còn chưa đủ lớn v.v. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà quản lý, bạn bè ...để bổ sung và hoàn thiện đề tài.

Nhận hồ sơ tuyển sinh

Nộp hồ sơ tuyển sinh

Nhận giấy báo triệu tập

Làm bài kiểm tra xếp lớp

Tham gia lớp học tiếng Anh dự bị Đại học

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Ngiên cứu mức độ ảnh hưởng các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại hà nội (Trang 64 - 67)