1. Cách chọn mẫu
Do điều kiện bảo mật thông tin nên đối với các chương trình liên kết đào tạo không trực thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách phát phiếu hỏi trực tiếp cho các sinh viên đang theo học tại chương trình liên kết đào tạo tại trường Đại học Ngoại Thương và Học viện Ngân hàng. Để đảm bảo tính khách quan cũng như đảm bảo tính chính xác cho việc phân tích, bảng hỏi được phát ngẫu nhiên cho 60 sinh viên chia đều cho 2 chương trình nếu trên.
Để có cái nhìn toàn cảnh khi so sánh giữa các chương trình liên kết với nhau, bảng hỏi đã được thiết kế với các câu hỏi phù hợp để có thể thu được những thông tin tương tự với những số liệu tại Viện đào tạo Quốc tế - trường đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài ra, bảng hỏi cũng bao gồm một số câu hỏi có liên quan đến ý kiến của sinh viên về cách thức tuyển sinh của các chương trình liên kết đào tạo.
Mặc dù thu thập thông tin từ 2 chương trình LKĐT khác nhau nhưng 2 chương trình này có những điểm tương đồng trong phương thức tuyển sinh. Cả 2 chương trình này đều đưa ra điều kiện tuyển sinh là điểm thi đại học và điểm thi tiếng Anh (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh). Chính vì vậy, bảng hỏi được thiết kế bao gồm các nhóm câu hỏi như sau:
2.1 Nhóm câu hỏi về kết quả thi đại học:
Cả 2 chương trình liên kết đào tạo trên đều có nét tương đồng với chương trình tại đại học Kinh tế Quốc dân là lấy điểm thi đại học làm điểm xét tuyển đầu vào tại chương trình. Nhóm câu hỏi này không chỉ có câu hỏi về điểm thi đại học của sinh viên mà còn tìm hiểu thêm về việc khối thi đại học của sinh viên đó. Sở dĩ thông tin này được đưa vào bảng hỏi là do câu hỏi này rất hữu ích trong quá trình phân tích. Cả 2 chương trình liên kết đào tạo được chọn mẫu đều là chương trình đào tạo về các ngành có liên quan đến kinh tế - một ngành sử dụng đến khả năng tư duy và kỹ năng tính toán. Hơn nữa đặc tính của các khối thi đại học tại Việt Nam là phân tách rất rõ ràng thành khối khoa học tự nhiên và khối khoa học xã hội. Vì vậy, việc sinh viên thi đại học khối nào cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của họ.
2.2 Nhóm câu hỏi về điểm Tiếng Anh tại kỳ tuyển sinh đầu vào:
Các chương trình đều tổ chức thi Tiếng Anh tại kỳ thi tuyển sinh đầu vào, tuy nhiên học sinh nào đã có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế đạt tiêu chuẩn đặt ra thì
có thể không cần tham gia vào kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Điểm Tiếng Anh này là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định kết quả học tập của sinh viên tại giai đoạn học chuyên ngành bởi vì đặc thù của hầu hết các chương trình liên kết đào tạo là giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
2.3 Nhóm câu hỏi về điểm các môn chuyên ngành:
Do nhiều bạn sinh viên không ghi nhớ chính xác số điểm của mình nên bảng hỏi chỉ đưa ra những lựa chọn về khoảng điểm trung bình từng năm học. Ngoài ra tương ứng với từng mức điểm là mức đánh giá theo tiêu chuẩn của từng chương trình mà nước bản địa đặt ra.
2.4 Nhóm câu hỏi liên quan quan điểm của sinh viên về cách thức tuyểnsinh: sinh:
Đây là nhóm câu hỏi bao gồm nhiều câu hỏi nhất trong bảng hỏi vì nhóm nghiên cứu muốn thu thập được những thông tin đa dạng, mới mẻ hơn so với việc xây dựng mô hình ước lượng trên số liệu tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Những câu hỏi trong nhóm này nhằm khảo sát ý kiến của sinh viên về cách thức tuyển sinh đầu vào tại các chương trình họ đang theo học, để họ tự xem xét xem cách thức đó có đánh giá được năng lực của sinh viên không. Ngoài ra, họ còn có thể bộc lộ quan điểm, đưa ra ý kiến cá nhân, mong muốn của sinh viên trong việc cải tiến hình thức tuyển sinh qua một câu hỏi mở.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU