I. Phân tích kết quả xử lí số liệu của chương trình Cử nhân quốc tế tại ĐH Kinh tế Quốc dân
1. Thông tin mẫu
Như đã nêu ở phần trước, nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu điểm của 121 sinh viên đang theo học năm thứ ba và năm thứ tư ngành Kinh tế, chuyên ngành Tiền tệ- Ngân hàng- Tài chính, chương trình liên kết giữa đại học Kinh tế Quốc dân và trường đại học tổng hợp West of England, Vương quốc Anh. Trong 121 sinh viên này, có 38 sinh viên thuộc khóa 6 chương trình IBD/UWE (đây là nhóm sinh viên đang theo học năm thứ tư của chương trình), chiếm 31.4% kích thước mẫu; khóa 7 gồm có 83 sinh viên (đây là nhóm sinh viên đang theo học năm thứ ba của chương trình), chiếm 68.6% kích thước mẫu.
Bảng 4 Số lượng sinh viên của các nhóm sinh viên được khảo sát
Sinh viên khóa 6 UWE Sinh viên khóa 7 UWE Tổng
Dựa trên cơ sở quy trình đào tạo của chương trình UWE, điểm chuyên ngành sẽ được tính bằng trung bình cộng của 6 môn học năm thứ hai (đối với sinh viên khóa 7 UWE) và 12 môn học (bao gồm 6 môn học năm thứ hai và 6 môn học năm thứ ba) đối với sinh viên khóa 6 UWE. Theo quy chế đánh giá của trường đại học tổng hợp West of England, có 4 mức điểm để xếp loại học lực của sinh viên bao gồm: 1/ Hạng nhất (First class) bao gồm các sinh viên có điểm trung bình các môn > 70; 2/ Hạng hai trên (Upper second class) bao gồm các sinh viên có điểm trung bình các môn >60 và <70; 3/ Hạng hai dưới (Lower second class) bao gồm các sinh viên có điểm trung bình các môn >50 và <60; 4/ Hạng ba (Third class) bao gồm các sinh viên có điểm trung bình >40 và <50. Dựa vào quy chế đánh giá này, sự phân bố của yếu tố điểm chuyên ngành trong mẫu như sau: 14 sinh viên có điểm trung bình đạt hạng nhất, chiếm 11% kích thước mẫu; 59 sinh viên đạt mức điểm trung bình hạng hai trên, chiếm 48% kích thước mẫu; 41 sinh viên đạt mức điểm hạng hai dưới, chiếm 34% kích thước mẫu; 8 sinh viên có mức điểm hạng ba, chiếm 7% kích thước mẫu
Bảng 5 : Thống kê mô tả điểm chuyên ngành
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)
Có thể thấy trong bảng thống kê mô tả, giá trị Skewness lớn hơn 0 (đạt giá trị 0.126) khiến cho đồ thị lệch phải. Điều này chứng tỏ rằng phần lớn các sinh viên được khảo sát có điểm trên giá trị trung bình của mẫu (lớn hơn hoặc bằng 61.7). Bên cạnh đó, giá trị cao nhất của yếu tố điểm chuyên ngành là 85 trong khi giá trị nhỏ nhất đạt 47.45.
1.1. Thống kê miêu tả yếu tố điểm tuyển sinh đầu vào.
Điểm tuyển sinh đầu vào được tính dựa trên điểm trung bình phổ thông trung học, điểm thi kiến thức tổng hợp (hoặc điểm thi đại học), điểm thi tiếng Anh và điểm phỏng vấn. Hình thức tính điểm được thống nhất bởi Viện đào tạo Quốc tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân và trường đại học tổng hợp West of England. Thí sinh được coi là trúng tuyển khi có tổng điểm trung bình đạt từ 60 điểm trở lên.
Bảng 6: Thống kê miêu tả chung yếu tố điểm tuyển sinh
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)
Bảng thống kê trên đưa ra các số liệu về giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), độ lệch chuẩn (standard deviation), độ lệch của đồ thị (Skewness) và độ nhọn của đồ thị (Kurtosis). Giá trị lớn nhất của yếu tố điểm
tuyển sinh đạt 83.35 trong khi đó giá trị nhỏ nhất là 60 và giá trị trung bình đạt 68.9. Độ lệch chuẩn của số liệu là 4.3; chứng tỏ đa số yếu tố điểm tuyển sinh được phân bố trong khoảng từ 65 đến 74 điểm. Trong khi đó giá trị skewness tiến gần tới 0 (đạt 0.002) chứng tỏ dạng phân phối gần chuẩn của yếu tố này.
1.2. Thống kê miêu tả về yếu tố điểm tiếng Anh năm nhất
Điểm tiếng Anh năm nhất được tính bằng trung bình cộng của các điểm trung bình mỗi cấp độ (bao gồm 4 cấp độ, được giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chất lượng bởi tập đoàn giáo dục Tyndale, Singapore)
Bảng 7: Thống kê miêu tả chung yếu tố điểm tiếng Anh năm nhất
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)
Giá trị nhỏ nhất của điểm trung bình tiếng Anh năm nhất là 50; giá trị lớn nhất của yếu tố này đạt 69.20; Giá trị trung bình đạt xấp xỉ 56 điểm. Số liệu skewness (0.836) cho thấy phân phối của yếu tố điểm tiếng Anh năm nhất có xu hướng lệch phải, có nghĩa là đa số điểm trung bình tiếng Anh năm nhất của sinh viên lớn hơn hoặc bằng giá trị trung bình của dãy số liệu (xấp xỉ 56).
1.3. Thống kê miêu tả về yếu tố điểm các môn học bổ sung kiến thức
Các môn học bổ sung kiến thức là các môn học do cơ sở đào tạo tại Việt Nam (ở đây là Viện đào tạo Quốc tế, trường đại học Kinh tế Quốc dân) đưa thêm vào chương trình giảng dạy được xây dựng bởi trường đại học Tổng hợp West of England, vương quốc Anh. Các môn học này được giảng dạy tại năm học thứ nhất, nhằm mục đích cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho sinh
viên trước khi bước vào giai đoạn học tập chuyên ngành. Trong nghiên cứu này, hai môn học bổ sung kiến thức tiêu biểu được đề cập tới là: môn Toán kinh tế và môn Kinh tế học đại cương. Yếu tố điểm các môn học bổ sung kiến thức được tính bằng trung bình cộng của hai môn học này.
Bảng 8: Thống kê miêu tả yếu tố điểm môn bổ trợ
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)
Theo như bảng thống kê mô tả trên, điểm trung bình các môn bổ trợ của 121 sinh viên UWE được khảo sát là 66.3. Số điểm cao nhất mà các sinh viên này đạt được là 81.87 và số điểm nhỏ nhất là 52.70. Với giá trị Standard deviation xấp xỉ 6.5, cho thấy mức điểm phổ biến của các sinh viên được khảo sát nằm trong khoảng từ 60 đến 72. Giá trị Skewness (0.325) cho thấy đồ thị thể hiện sự phân phối của yếu tố này có xu hướng lệch phải, đồng nghĩa với phần lớn các sinh viên có số điểm trên giá trị trung bình của yếu tố (66.3 điểm)