Xuất đối với các chương trình LKĐTQT:

Một phần của tài liệu Ngiên cứu mức độ ảnh hưởng các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại hà nội (Trang 62 - 64)

II. Một số đề xuất

1. xuất đối với các chương trình LKĐTQT:

Trong lời mở đầu của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một nhận định về mối quan ngại của các bậc phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung về: các tiêu chí tuyển sinh mở, hay nói một cách khác, với những yêu cầu đầu vào ít khắt khe hơn so với các chương trình giáo dục đại học chính quy, liệu chất lượng học tập của sinh viên và kết quả đầu ra của chương trình có bị ảnh hưởng? Qua kết quả của nghiên cứu này, vấn đề được nêu ra ở trên đã được trình bày, giải thích một cách khoa học và cụ thể. Tiêu chí tuyển sinh có tác động đến kết quả học tập của sinh viên, ở đây được đại diện bởi kết quả học tập các môn học chuyên ngành. Tuy nhiên, mức độ của tác động này là không cao và hoàn toàn có thể bù đắp bằng các yếu tố khác. Các chương trình LKĐTQT cần tiếp tục duy trì “độ mở” nhất định trong yêu cầu đầu vào, nhưng cũng cần tiếp cận cách lựa chọn thí sinh dựa vào năng lực và tư duy tổng hợp, thay vì chỉ dựa vào điểm thi đại học hoặc chỉ dựa vào hồ sơ cấp 3. Chẳng hạn như cách tiếp cận tuyển sinh của chương trình IBD mang tính toàn diện và đánh giá dựa trên năng lực cơ bản của thí sinh, là tổng hợp của các yếu tố: (i) hồ sơ thí sinh, trong đó bao gồm bài luận dự tuyển; (ii) kết quả học tập cấp ba; (iii) điểm thi đại học hoặc điểm thi Kiến thức tổng hợp; (iv) điểm phỏng vấn; (v) điểm tiếng Anh. Các yêu cầu tuyển sinh đầu vào này giúp cho chương trình nhìn nhận được các khả năng tư duy, ngôn ngữ và viết, suy luận logic, quá trình học tập trước đây cũng như động cơ học tập của thí sinh. Đây là mô hình tuyển sinh học tập các nước tiên tiến, và cũng rất đáng để các chương trình LKĐTQT học hỏi và áp dụng trong quá trình tuyển sinh của mình, đảm bảo tuyển chọn được những thí sinh phù hợp.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng vai trò của các môn học bổ sung kiến thức là quan trọng. Điều này khẳng định tính đúng đắn trong việc Trường ĐH KTQD thiết kế và đưa thêm vào năm thứ nhất các môn học về kỹ năng và bổ sung kiến thức, giúp sinh viên học tập tốt hơn trong giai đoạn chuyên ngành. Qua kết quả của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất như sau:

• Các chương trình LKĐTQT của ĐHNT, HVNH cần xem xét đưa thêm các môn bổ sung kiến thức trong năm thứ nhất để sinh viên được trang bị nền tảng kỹ năng và kiến thức cần thiết cho việc học chuyên ngành.

• Nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện nội dung kiến thức và bổ sung thêm giờ học, môn học đối với các môn học bổ sung kiến thức năm nhất.

• Đối với chương trình IBD, cần có biện pháp nâng cao ý thức của sinh viên năm nhất trong quá trình học tập các môn học bổ sung kiến thức. Cụ thể như sau:

(i) thay đổi các đánh giá kết quả học tập của các môn học bổ sung kiến thức. Thay vì đánh giá một lần qua kì thi cuối kì, có thể chia ra thành nhiều điểm thành phần khác nhau như: điểm bài tập nhỏ theo tuần học, điểm bài tiểu luận, điểm thi giữa kì và điểm bài tập nhóm. Bằng phương pháp này, các sinh viên sẽ phải học tập với một cường độ cao và một thái độ nghiêm túc hơn

(ii) Nâng cao tỷ trọng của các môn học bổ sung kiến thức trong phương pháp tính điểm trung bình năm học thứ nhất của sinh viên, từ đó sinh viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập các môn học bổ sung kiến thức, dẫn đến thái độ học tập chủ đông và tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Ngiên cứu mức độ ảnh hưởng các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại hà nội (Trang 62 - 64)