- Đối với công dân người nước ngoài: thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc tương
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I Xây dựng mô hình hồi quy
I. Xây dựng mô hình hồi quy
Do tiếp cận được bộ số liệu về điểm của các sinh viên Chương trình IBD- ngành Kinh tế hợp tác với ĐHTH West of England (sau đây gọi tắt là sinh viên UWE), nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh và kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên. Trong năm nhất, song song với việc học tiếng anh, sinh viên cần tham gia các giờ học bổ sung kiến thức để nắm được những lý thuyết cơ bản trước khi bước vào giai đoạn hai của chương trình đào tạo.
Bảng 2. Danh sách các môn học bổ trợ.
Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Chương trình IBD
Do đó, mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là kết quả điểm chuyên ngành và các biến độc lập là điểm tiếng Anh, điểm các môn bổ sung kiến thức.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện đối với sinh viên UWE khóa 6, 7 với tổng số sinh viên là 120 sinh viên (dựa trên bảng điểm tổng hợp các môn). Sinh viên ngành Kinh tế và Ngân hàng tài chính khóa 6 đã có bảng điểm hòan chỉnh 16 môn học, sinh viên khóa 7 đã có kết quả của ít nhất là 8 môn. Số liệu sẽ được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Viện đào tạo Quốc tế và xử lí theo phần mềm SPSS.
Phương pháp xử lí dữ liệu điểm của sinh viên UWE
Như đã đề cập, điểm xét tuyển là tổng hợp của điểm trung bình lớp 12, điểm thi đại học hoặc Kiến thức tổng hợp, và điểm phỏng vấn. Điểm giai đoạn 1 (Foundation year) bao gồm điểm tiếng anh và điểm các môn bổ sung kiến thức. Điểm giai đoạn chuyên ngành bao gồm 8 môn học với khóa 7 va 16 môn học với khóa 6. Sau khi xác định tổng số môn học, điểm từng môn và điểm tổng tương ứng tất cả các môn của mỗi sinh viên, nhóm nhóm nghiên cứu áp dụng công thức quy đổi điểm trung bình của sinh viên thành thông số như sau:
Tuy nhiên, đối với các môn học bổ sung kiến thức, nhóm nghiên cứu chỉ thu thập số liệu điểm môn Kinh tế học cơ bản (điểm BE) và môn Toán Kinh tế vì môn Kĩ năng học tập không tổ chức thi nên không có dữ liệu điểm. Môn Tin học do ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức nên thang điểm có sự khác biệt đối với hệ thống đánh giá điểm của ĐH West of England. Nhóm nghiên cứu quyết định không thu thập và xử lí dữ liệu điểm của môn Tin học.
Và dữ liệu điểm các môn chuyên ngành cũng được xử lí theo công thức trung bình cộng.
Kết cấu mô hình:
Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan trước đây, cùng với các đặc trưng của các chương trình LKĐTQT nói chung và chương trình IBD nói riêng, nhóm nghiên cứu nhận thấy ngoài các tiêu chí tuyển sinh, cần nhấn mạnh một số yếu tố sau trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở giai đoạn chuyên ngành của sinh viên UWE/IBD:
Mô hình 1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Chương trình IBD
Tuy nhiên, để xác định chi tiết và chính xác ảnh hưởng của từng yếu tố và nhóm các yếu tố tớ kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên, nhóm nghiên cứu sẽ chạy mô hình tìm mối quan hệ tương quan giữa các biến điểm chuyên ngành - điểm bổ trợ, điểm chuyên ngành - điểm tiếng anh, điểm chuyên ngành - điểm tuyển sinh, điểm chuyên ngành - điểm tiếng anh - điểm bổ trợ, điểm chuyên ngành - điểm tiếng anh - điểm tuyển sinh và điểm chuyên ngành - điểm bổ trợ - điểm tuyển sinh. Mô hình hồi quy của các quan hệ trên được tóm tắt như sau:
1. ĐCN = β0 + β1BT + εt
ĐIểm tuyển sinh
ĐIểm tiếng anh Điểm chuyên ngành
2. ĐCN = β0 + β1TA + εt 3. ĐCN = β0 + β1TS + εt 4. ĐCN = β0 + β1BT + β2TA + εt 5. ĐCN = β0 + β1BT + β3 TS + εt 6. ĐCN = β0 + β2TA + β3 TS + εt 7. ĐCN = β0 + β1BT+ β2TA + β3TS + εt Trong đó:
ĐCN: điểm các môn học chuyên ngành BT: điểm các môn học bổ sung kiến thức
TA: điểm trung bình môn học tiếng Anh năm thứ nhất. TS: điểm tuyển sinh đầu vào.