Sự phân cực cao của bề mặt bên trong các lỗ rỗng tạo lực đủ mạnh nên zê-ô-lit hút nước và các chất phân cực, gọi là sự hấp phụ. Đặc điểm này làm nổi bật zê-ô-lit so với các vật liệu có khả năng hấp phụ thương mại khác ở chỗ zê-ô-lite có khả năng hấp phụ một dung lượng cực lớn nước và các chất phân cực khác, thậm chí với mật độ rất thấp.
Kích thước lỗ rỗng và các kênh đóng một vai trò quan trọng đáng kể, cho phép hay ngăn cấm các phần tử tràn vào hệ lỗ rỗng và kênh này. Vì vậy, zê-ô-lit được xem như một loại ‘rây phân tử’.
Hình 1.9: Mô hình zê-ô-lit hấp phụ chất phân cực.
Sự hấp phụ trên các rây phân tử phụ thuộc vào các đặc điểm phân tử sau:
o Kích thước và hình dạng: các phân tử lớn hơn độ mở lỗ rỗng của phân tử rây thì không bị hấp phụ, các phân tử nhỏ hơn hoặc vừa thì có thể bị hấp phụ. o Phân tử phân cực: các phân tử phân cực có thể bị ưu tiên hấp phụ hơn so với
nước khi ở cùng điều kiện.
Khả năng hấp phụ dung lượng nước lớn với mật độ nước thấp cho phép làm khô những bộ phận rất ít nước. Vì rây phân tử zê-ô-lit có thể giữ lại lượng lớn nước dù ở nhiệt độ cao, nó là vật liệu hấp phụ tối ưu ở nhiệt độ tương đối cao.
Quá trình hấp phụ hoàn toàn có thể đảo ngược mà vẫn giữ nguyên bản chất vật lí ban đầu. Cấu trúc của zê-ô-lit vẫn giữ nguyên trong suốt quá trình hấp phụ (và cả sau đó), tránh được hiệu ứng phân rã khi dùng các chất làm khô khác (chẳng hạn hợp chất Ca).
Một số ứng dụng
Khử mùi, xử lí ô nhiễm môi trường: Zê-ô-lit có thể hấp phụ rất nhiều chất khí gây mùi như : CO, CO2, SO2, H2S, NH3, HCHO, CH3OH,…, nên làm cho không khí trong lành.
Sản xuất ô-xi cho bệnh viện từ không khí: Zê-ô-lit lại hấp thụ mạnh N2 hơn O2. Vì thế khi cho dòng không khí (O2 chiếm 21% và N2 chiếm 79%) qua lớp zê-ô-lit thì N2 và các tạp chất khác cùng lượng ẩm sẽ bị hấp thụ, thu được một dòng khí giàu ô-xi.
Làm chất mang các dược phẩm: Zê-ô-lit có thể làm chất mang một số loại thuốc thích hợp, giải phóng thuốc chậm, do đó giúp kéo dài tác dụng của thuốc.