Các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều trị đục thể thuỷ tinh (Trang 114 - 116)

- Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật: Gồm 03 tiêu chuẩn phỏng vấn

4.3.4.Các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật

Các tác dụng không mong muốn xuất hiện sau phẫu thuật như khô mắt, sáng chói, chói lóa, khó chịu ban đêm là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật Phaco đặt IOL đa tiêu cự điều trị đục thể thủ tinh. Chính vị thế việc giảm

thiểu các tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân sau phẫu thuật là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà nhãn khoa.

Bảng 4.10. Tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật trong một số nghiên cứu

Tác giả Năm Địa điểm Cỡ mẫu Tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn Shimoda [87] 2014 Brazil 34 mắt

(18 BN)

Chói lóa: 16,7% Sáng chói: 22,2% Longo A[77] 2015 Bệnh viện mắt

– Đại học Catania, Ý

180 mắt (108 BN)

Chói lóa: 14,6%

Khó chịu ban đêm: 13,8% Khô mắt: 2,0% Rai G[88] 2015 Bệnh viện Sahai và Trung tâm nghiên cứu Jaipur 90 mắt (45BN) Chói lóa: 19,7%

Khó chịu ban đêm: 9,8%

Trần Tất Thắng và CS 2016 BV Mắt TW & BVĐK Nghệ An 119 mắt (108 BN) Chói lóa: 18,5% Sáng chói: 23,5%

Khó chịu ban đêm: 10,1% Khô mắt: 0,8%

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân đều không gặp phải các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật. Có 15,1% mắt bị chói lóa mức độ nhẹ và 3,4% mắt bị chói lóa mức độ vừa. Có 17,8% mắt bị sáng chói mức độ nhẹ và 4,2% mắt bị chói lóa mức độ vừa. Có 7,6% mắt khó chịu ban đêm mức độ nhẹ và chỉ có 2,5% mắt khó chịu ban đêm mức độ vừa. Chỉ có 0,8% mắt bị khô mắt mức độ nhẹ. Không có bệnh nhân nào gặp phải các tác dụng không mong muốn ở mức độ nặng. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một

số nghiên cứu như nghiên cứu của Rai G (2011) với 19,7% bệnh nhân bị chói lóa và 9,8% bệnh nhân khó chịu ban đêm sau phẫu thuật [77]. Hay nghiên cứu của Shimoda (2014) tiến hành trên 34 mắt của 18 bệnh nhân cũng cho kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi với 17,6% đối tượng gặp phải tình trạng chói lóa và 22,2% đối tượng gặp phải tình trạng sáng chói sau phẫu thuật [87].

Tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn (chói lóa, khó chịu về đêm) trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn đôi chút so với kết quả nghiên cứu của Longo A. (2015) tại Ý với 14,6% bệnh nhân thấy chói lóa; 13,8% bệnh nhân thấy khó chịu về đêm sau phẫu thuật và thấp hơn kết quả của Longo A ở tỷ lệ bệnh nhân khô mắt sau phẫu thuật. Nguyên nhân được cho là nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Longo A sử dụng những loại IOL đa tiêu cự khác nhau và tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật khác nhau nên dẫn đến tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật cũng khác nhau.

Mặc dù có sự khác nhau giữa mức độ xuất hiện các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật ở các nghiên cứu nhưng nhìn chung, có thể thấy sáng chói và chói lóa là hai tác dụng không mong muốn phổ biến nhất trong những nghiên cứu về phẫu thuật Phaco đặt IOL đa tiêu cự điều trị đục thể thủy tinh ở bệnh nhân. Cũng có thể thấy, tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn sau phẫu thuật Phaco đặt IOLđa tiêu cự ở mức tương đối thấp, đó cũng là một trong những lý do khiến phẫu thuật Phaco trở thành phương pháp điều trị phổ biến nhất cho các bệnh nhân đục thể thủy tinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều trị đục thể thuỷ tinh (Trang 114 - 116)