Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều trị đục thể thuỷ tinh (Trang 95 - 97)

- Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật: Gồm 03 tiêu chuẩn phỏng vấn

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Bảng 4.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính trong một số nghiên cứu

Tác giả Năm Địa điểm Cỡ mẫu NamTỷ lệ (%)Nữ Luis [63] 2009 Tây Ban Nha 170 mắt

(85 BN) 25,9 74,1 Izzet Can [64] 2011 Thổ Nhĩ Kỳ 120 mắt (64 BN) 46,9 53,1 Jan Willerm [65] 2012 Hà Lan 233 mắt (233 BN) 42,5 57,5

Ferreira [66] 2013 Bồ Đào Nha 38 măt (19 BN)

15,8 84,2

Maurino [67] 2014 London, Anh 188 mắt (188 BN) 48,9 51,1 Maki Sano [68] 2016 Nhật Bản 64 mắt (50 BN) 50,0 50,0 Trần Tất Thắng và CS 2016 BV Mắt TW & BVHNĐK Nghệ An 119 măt (108 BN) 50,0 50,0

Trong 108 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi có 54 bệnh nhân là nữ và 54 bệnh nhân là nam chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau (50,0%). Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu khác như nghiên

cứu của Maurino (2014) nghiên cứu trên 94 bệnh nhân đặt IOLđa tiêu cự Acrysof ReSTOR SN6AD1 cho kết quả 46 bệnh nhân là nam (chiếm 48,9%) và 48 bệnh nhân là nữ (chiếm 51,1%) [67]. Hay trong nghiên cứu của Izzet Can (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho kết quả có một tỷ lệ khá ngang bằng nhau giữa nam và nữ khi tham gia vào phẫu thuật Phaco với 46,9% bệnh nhân là nam và 53,1% bệnh nhân là nữ [64]. Đặc biệt trong nghiên cứu của Maki Sano (2016) nghiên cứu trên 50 bệnh nhân phẫu thuật Phaco tại Nhật Bản cũng cho kết quả ngang bằng nhau giữa nam và nữ tham gia vào nghiên cứu giống với nghiên cứu của chúng tôi với 50,0% bệnh nhân là nam và 50,0% bệnh nhân là nữ [68].

Tuy nhiên khi so sánh với một số nghiên cứu khác thì kết quả lại khá chênh lệch với tỷ lệ đối tượng là nữ giới cao hơn nam giới. Trong nghiên cứu của Luis (2009) nghiên cứu trên 85 bệnh nhân phẫu thuật Phaco đặt IOL đa tiêu cự chỉ có 22 bệnh nhân là nam chiếm 25,9% và 63 bệnh nhân là nữ chiếm 74,1% [63]. Trong nghiên cứu của Jan Willerm (2012) nghiên cứu trên 233 bệnh nhân tham gia vào phẫu thuật Phaco tại Hà Lan có 42,5% bệnh nhân là nam và 57,5% bệnh nhân là nữ [65]. Hay trong nghiên cứu của Ferreira (2013) tại Bồ Đào Nha cho kết quả chỉ có 15,8% đối tượng tham gia nghiên cứu là nam trong khi có đến 84,2% đối tượng tham gia vào nghiên cứu là nữ [66]. Giải thích cho việc nữ giới tham gia vào phẫu thuật Phaco nhiều hơn nam giới có thể là do nữ giới quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, họ đòi hỏi về mặt thẩm mỹ bên ngoài cao hơn nên họ tham gia vào các phẫu thuật phaco nhiều hơn không chỉ để cải thiện thị lực, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp cho bệnh nhân không phụ thuộc vào kính đeo để cải thiện cả về mặt thẩm mỹ.

Như vậy có thể thấy, nếu như trước đây, trong các nghiên cứu phẫu thuật Phaco, những đối tượng là nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn những đối

tượng là nam giới thì trong các nghiên cứu gân đây, đối tượng tham gia vào các nghiên cứu phẫu thuật Phaco là nam và nữ chiếm tỷ lệ khá ngang bằng nhau, nguyên nhân là do càng ngày con người đòi hỏi về chất lượng cuộc sống càng cao, những yêu cầu về nâng cao thẩm mỹ không chỉ ở nữ giới và còn ở cả nam giới vì vậy cả nam giới và nữ giới đều có nhu cầu phẫu thuật Phaco đặt IOL đa tiêu cự điều trị đục thể thủy tinh để cải thiện thị lực, tăng khả năng thực hiện các công việc mà không cần phụ thuộc vào kính đeo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều trị đục thể thuỷ tinh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w