IV. Phân theo thời gian
3.1 Đánh giá và nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của Sở GD
NHCTVN :
(+) Những thành tựu đạt được.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, SGD I NHCT Việt Nam dù đã gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã gặt hái được những kết quả tốt đẹp và nhiều bài học quý báu trên tất cẩ mọi mặt. SGD I đã năng động khơi tăng nguồn vốn, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, tăng trưởng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn vốn, từ đó kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với nỗ lực của mình, SGD I đã từng bước khẳng định mình cũng như góp phần đáng kể vào sự đi lên của hệ thống NHCT Việt Nam.
Đặc biệt trong công tác huy động vốn, SGD I luôn thực hiện vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Nguồn vốn huy động của Sở không những ngày càng gia tăng về số lượng mà còn dần dần thay đổi về cơ cấu, phù hợp với chức năng hoạt động của Sở và góp phần quan trọng trong chiến lược nguồn vốn của NHCT Việt Nam.
Nguồn vốn huy động của SGD I luôn tăng trưởng vững chắc theo từng năm, và luôn luôn chiếm gần 20% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống, trong khi hệ thống NHCT Việt Nam có 2 SGD và 114 chi nhánh. Điều này khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn huy động của SGD trong tổng vốn huy động của NHCT Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động của SGD đạt 14.025 tỷ đồng, trong đó tiền gửi doanh nghiệp đạt 9.918 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70,71%, nguồn vốn huy động từ dân cư là 3.397 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24,22%, huy động từ các tổ chức tín dụng khác là 710 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 5,07%, với tổng số tài khoản của doanh nghiệp, cá nhân và khách hàng đã lên tới gần 80.000 tài khoản.
Về cơ cấu của nguồn vốn huy động trong những năm gần đây đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng theo đúng hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam và chiếm 21% tổng nguồn vốn huy động (ở năm 2006 với tốc độ tăng 6% so với năm 2005). Kết quả trên cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn này của SGD ngày càng tăng cũng như khẳng định được chiến lược huy động vốn của SGD là hoàn toàn đúng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế, vì nhu cầu vay vốn trung và dài hạn ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng.
SGD I đã xây dựng chiến lược huy động vốn linh hoạt, đa dạng về kì hạn, phong phú về các hình thức lãi suất huy động với mức lãi suất sát bằng với lãi suất trên thị trường. Đặc biệt chính sách lãi suất cũng được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhất là các khách hàng có quan hệ truyền thống với SGD, nhưng vẫn nằm trong sự cho phép của NHCT Việt Nam. SGD cũng luôn tăng cường và làm phong phú thêm các hình thức huy động vốn để thu hút thêm khách hàng như: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng...
Ưu điểm : Xét về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tại Sở giao dịch I luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng với tốc độ cao trung bình hàng năm là12,8%. Điều này có được là do khách hàng của Sở giao dịch I có nhiều doanh nghiệp lớn, các tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn để phục vụ nhu cầu thanh toán trong hoạt động kinh doanh. Tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn một mặt tạo cho Sở giao dịch I có được chi phí giao dịch thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất đầu tư để mở rộng cho vay và tăng lợi nhuận. Nhưng mặt khác lại tạo những khó khăn cho Sở giao dịch I vì tính không ổn định của nguồn vốn này. Các doanh nghiệp có thể rút vốn bất cứ lúc nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh nhiều khi là số lượng lớn gây bị động về nguồn vốn cho ngân hàng.
Năm 2006 SGDI tiếp tục giữ vững danh hiệu là đơn vị dẫn đầu về kết quả kinh doanh, được NHCTVN xếp thành tích thi đua xuất xắc trong toàn hệ thống. Đây là kết quả của sự đoàn kết nhất trí cao của Đảng ủy và Ban lãnh đạo SGDI trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh, thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể CBNV SGDI quyết tâm thực hiện bằng được các chỉ tiêu kinh doanh đề ra.
Có được thành tích trên là do năm 2006 kinh tế cả nước nói chung và Thủ đô Hà nội nói riêng tiếp tục phát triẻn vững chắc, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của Thành phố đều đạt và vượt kế hoạch; GDP tăng 11,2%...Cải cách hành chính có những chuyển biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, quan hệ hợp tác trong và ngoài nước được mở rộng, vị thế của VN được nâng cao. Trong lĩnh vực NH cũng có những đổi mới tích cực như đổi mới môi trường pháp lý, tiếp tục hoàn thiện đề án tái cơ cấu các NHTM trong đó chú trọng xử lý nợ tồn đọng và tăng vốn cho các NHTMQD...Các chính sách đổi mới đã mang lại cho hệ thống NH tiềm lực mạnh, chủ động trong kinh doanh, đứng vững trong cạnh tranh, tiến nhanh tới hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
* Kết quả kinh doanh:
Lợi nhuận hạch toán nội bộ của Sở GD I năm 2006 đạt 347,5 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2005 và vượt 15,8% kế hoạch lợi nhuận NHCTVN giao, tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về kết quả kinh doanh, được ban lónh đạo NHCT xếp loại thành tích thi đua xuất sắc trong toàn hệ thống NHCTVN.
(+) Nhược điểm : Bên cạnh những kết quả đã đạt được, SGDI còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, đó là:
- Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi doanh nghiệp biến động thất thường, lại tập trung vào một số đơn vị lớn như: Tổng công ty BCVT Việt Nam, TCT Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Năm 2006, Tổng công ty BCVT Việt Nam sẽ có thay đổi lớn về mụ hỡnh tổ chức và cú sự phõn cấp quản lý vốn, khụng tập trung vốn tại Tổng cụng ty như trước đây. Dự báo trong năm tới, nguồn tiền gửi doanh nghiệp giảm mạnh, kéo theo tổng nguồn vốn huy động của Sở cũng giảm đỏng kể, trong khi cạnh tranh ngõn hàng ngày càng trở nờn gay gắt, thỡ việc tiếp tục duy trỡ nguồn vốn huy động như hiện nay là hết sức khó khăn, đồng thời lói suất đầu vào sẽ tăng lên, lợi thế về tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm dần .
* Nguốn vốn huy động của SGD tuy lớn nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu tính ổn định. Nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhưng luôn biến động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, nguồn tiền gửi dân cư tương đối ổn định nhưng cả năm không tăng.
* Cơ cấu dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cho vay tiêu dùng...đã được dịch chuyển theo hướng tích cực nhưng tốc độ còn chậm, tỷ
trọng dư nợ còn thấp, vốn tín dụng vẫn còn tập trung vào một số khách hàng TCT nhà nước, tỷ trọng có đảm bảo chưa đạt kế hoạch.
* Các sản phẩm dịch vụ mới triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít, uy tín sản phẩm không cao. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường. Tỷ trọng thu phí dịch vụ tuy có tăng song còn thấp so với tổng thu nhập, nguồn thu chủ yếu vẫn là khoản thu từ lãi điều hòa vốn và đầu tư cho vay.
* Chương trình hiện đại hóa NH chưa hoàn thiện và ổn định. Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài làm khách hàng kêu ca nhiều.
* Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả.
3.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI SỞ GD I – NHCTVN.