PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (Trang 28 - 31)

1.4.1. Sơ lược lịch sử

Sự phát triển kỹ thuật chụp ĐMV chọn lọc có cản quang do Sones và Shirey tại Cleveland trong những năm đầu tiên của thập niên 1960 cho phép chẩn đoán hẹp và tắc ĐMV ở người do xơ vữa động mạchvà đặt nền tảng cho phẫu thuật bắc cầu ĐMV. Trước đây, các phẫu thuật rời rạc với nổ lực cải

Nhánh bờ

Cầu nối tĩnh mạch hiển

thiện lưu lượng mạch vành nhưng không hiệu quả là do sự thiếu chẩn đoán chính xác về giải phẫu học [93],[153].

- Năm 1951, Vineberg và Miller thực hiện ghép trực tiếp động mạch ngực trong vào vùng cơ tim để tăng lưu lượng dòng máu ,.

- Năm 1953, Demikov là người đầu tiên nối động mạch ngực trong trái trực tiếp vào ĐMV của chó thí nghiệm . Cũng trong năm này, John Gibbon đã phát triển và sử dụng thành công máy tim phổi nhân tạo trên người .

- Năm 1954, Murray và cộng sự báo cáo kinh nghiệm nối động mạch ngực trong vào ĐMV .

- Năm 1958, Longmire báo cáo việc thực hiện phẫu thuật cắt lớp áo trong ĐMV.

- Năm 1961, Senning thực hiện nối đoạn ghép vào ĐMV bị hẹp có sử dụng máy tim phổi nhân tạo. Cũng trong thời gian này, Effler và cộng sự ở Cleveland đã thực hiện phẫu thuật trực tiếp trên ĐMV bị hẹp dựa vào những mô tả chụp ĐMV của Sones [93].

- Năm 1962, Sabiston dùng một đoạn tĩnh mạch hiển làm cầu nối vào ĐMV phải [153].

- Năm 1964, Kolesov tại Leningrad phẫu thuật nối động mạch ngực trong vào ĐMV xuống trước trái không sử dụng máy tim phổi nhân tạo ,.

- Năm 1967, Favaloro và Effler tại Cleveland đã chứng minh sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng tĩnh mạch hiển làm cầu nối mạch vành trong điều trị bệnh thân chung, hẹp một nhánh và ba nhánh ĐMV. Cùng năm này, DeBakey tại Houston thực hiện thành công nối tĩnh mạch hiển vào ĐMV xuống trước trái [93].

- Năm 1968 tại Mỹ, Green và cộng sự sử dụng động mạch ngực trong trái để làm cầu nối vào ĐMV xuống trước trái với kính hiển vi phẫu thuật và sau đó được áp dụng rộng rãi vào thập niên 1970 . Trong thời gian này, Kay sử dụng

động mạch ngực trong phải và trái để làm cầu nối, sau đó Suzuki và cộng sự đã áp dụng thành công vào năm 1972 .

- Năm 1971 tại Milwaukee, Flemma, Johnson và Lepley đã sử dụng một đoạn tĩnh mạch hiển làm nhiều miệng nối xa với kỹ thuật nối liên tục “Sequential grafting” .

- Năm 1973, Carpentier sử dụng ĐM quay để làm cầu nối vào ĐMV .

Như vậy, chỉ trong vòng một thập niên, PTBCĐMV đã trở thành phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất tại Hoa Kỳ và cũng như trên toàn thế giới ,.

1.4.2. Các phương pháp phẫu thuật

1.4.2.1. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có sử dụng máy tim phổi nhân tạo

Đây là phẫu thuật thường qui, có thể kết hợp làm liệt tim hoặc không cần làm liệt tim.

1.4.2.2. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không sử dụng máy tim phổi nhân tạo

Để làm những cầu nối trên quả tim đang đập cần phải có những biện pháp kỹ thuật: cố định thành tim, ngăn ngừa và xử trí những bất ổn về huyết động khi xoay tim, hạn chế thiếu máu cục bộ. Nhiều nghiên cứu nước ngoài cho thấy rằng với phương pháp này, làm giảm tỉ lệ tử vong phẫu thuật, giảm nhu cầu truyền máu, thời gian nằm viện ngắn. Chỉ định phẫu thuật không khác biệt so với kỹ thuật phẫu thuật kinh điển, không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, vẫn có những chống chỉ định tương đối và còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên ,.

1.4.2.3. Phẫu thuật bắc cầu xâm lấn tối thiểu

Phẫu thuật này không sử dụng máy tim phổi và thường chỉ áp dụng trong trường hợp tổn thương ĐM xuống trước trái. Bao gồm các kỹ thuật sau:

- Phẫu thuật kết hợp giữa phẫu thuật bắc cầu xâm lấn tối thiểu (chỉ bắc cầu

cho ĐM xuống trước trái) và can thiệp ĐMV qua da để điều trị các trường hợp tổn thương nhiều nhánh.

- Port-access Coronary Artery Bypass Grafting: Phương pháp này kết hợp mở

ngực đường nhỏ với máy tim phổi của Heartport.

- Sử dụng Robot nội soi để bắc cầu vào những ĐMV tổn thương với tim đang đập và mở ngực nhỏ.

1.4.3. Chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (phụ lục 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm I:

- Hẹp thân chung có ý nghĩa (MCC B)

- Tương đương hẹp thân chung: Hẹp có ý nghĩa (≥ 70%) đoạn gần ĐM xuống trước trái và đoạn gần ĐM mũ (MCC B)

- Tổn thương hẹp 2 hoặc 3 nhánh mạch vành với hẹp đoạn gần của ĐM xuống trước trái (MCC B)

Nhóm IIa:

- Tái tưới máu cho vùng cơ tim còn sống không co bóp có ý nghĩa (MCC B) Nhóm III:

- Không có bằng chứng thiếu máu cơ tim cục bộ từng lúc và không có bằng chứng tái tưới máu cơ tim còn sống có ý nghĩa (MCC B) .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (Trang 28 - 31)