ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (Trang 27 - 28)

1.3.1. Điều trị nội khoa

- Phát hiện và điều trị các bệnh kết hợp (hẹp van tim, thiếu máu….).

- Phải xác định và điều trị tất cả các yếu tố nguy cơ tim mạch: ngưng thuốc lá, kiểm soát huyết áp và đường huyết, giữ cân nặng lý tưởng, chế độ ăn ít béo, ít cholesterol, kiểm tra trị số lipid máu.

- Giải thích và động viên người bệnh. - Điều trị bằng thuốc.

- Xác định thời gian thích hợp để can thiệp tái tưới máu: can thiệp ĐMV qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu ĐMV.

1.3.2. Can thiệp động mạch vành qua da

Can thiệp ĐMV qua da bao gồm nong ĐMV bằng bóng, đặt giá đỡ (stent) để ép mảng xơ vữa, dùng các dụng cụ cắt bỏ mảng xơ vữa để tái tạo lòng ĐMV. Ưu điểm của thủ thuật này là tử vong liên quan đến thủ thuật thấp, thời gian nằm viện ngắn, tái tưới máu cấp cứu trong những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như không thể

can thiệp trong trường hợp tổn thương lan tỏa (bệnh nhân đái tháo đường), chi phí điều trị rất cao nếu tổn thương nhiều nhánh ĐMV ,.

1.3.3. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Hình 1.5. Cầu nối mạch vành không có cuống

Nguyên tắc: Dùng cầu nối mạch máu có cuống (động mạch ngực trong

trái hoặc phải, động mạch thượng vị dưới, động mạch vị mạc nối) hoặc cầu nối mạch máu không có cuống (động mạch quay, tĩnh mạch hiển) nối qua những chỗ hẹp quan trọng để bảo đảm cung cấp đủ máu cho vùng sau hẹp. Máu sẽ được cung cấp từ ĐMC hay từ các cầu nối động mạch có cuống đến vùng cơ tim bị thiếu máu.

Hình 1.6. Cầu nối mạch vành có cuống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm (Trang 27 - 28)