Phụ nữ nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế trong gia đình người phụ nữ lại có vai trò hết sức quan trọng, họ vừa là người sản xuất mang lại thu nhập cho hộ gia đình, vừa là người nội trợ và đảm chức người vợ, người mẹ và chăm lo cho con cái. Phụ nữ luôn được ví như “Hậu phương vững chắc của người chồng”, còn những đứa con không thể thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ. Để thấy rõ hơn vai trò của người phụ nữ trong gia đình tôi tiến hành điều tra 60 hộ gia đình trên địa bàn xã Cao Tân.
Số liệu cụ thể được tổng hợp qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tình hình chung của các hộ điều tra tại xã Cao Tân năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo BQ 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 11 33 16 60 - Hộ nông nghiệp Hộ 5 29 16 16,66
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 6 4 0 3,33
2. Chủ hộ - Tỷ lệ nam làm chủ hộ % 90,91 81,82 75 82,58 - Tỷ lệ nữ làm chủ hộ % 9,09 18,18 25 17,42 3. Trình độ của chủ hộ - Chưa tốt nghiệp % 0 0 6,25 2,08 - Cấp I % 0 48,48 62,52 37 - Cấp II % 45,45 42,42 25 37,62 - Cấp III % 54,55 9,1 6,25 23,3 5. Chỉ tiêu
- Bình quân số khẩu/hộ Khẩu/ hộ
4,4 4,8 4,4 4,5
- Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,6 2,9 2,3 2,6
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2014)
Qua điều tra 60 hộ, em nhận thấy: Tỷ lệ nam làm chủ hộ ở cả 3 nhóm hộ Khá, trung bình và nghèo chiếm tỷ lệ lớn trong đa số hộ dân, tỷ lệ tương ứng ở 3 nhóm hộ là 90,91%, 81,82% và 75%, trong khi đó, tỷ lệ chủ hộ là nữ lại thấp hơn rất nhiều. Thông thường nam chủ hộ chiếm tỷ lệ lớn là do nguyên nhân nam giới có tính quyết đoán, nhanh chóng quyết định công việc, còn người phụ nữ thì e dè hơn trong quá trình ra quyết định sản xuất hay kinh doanh ở một loại hình sản xuất mới. Tuy nhiên điều này cũng thể hiện sự bất bình đẳng trong gia đình cũng như những quan niệm, định kiến của xã hội, trong khi công sức mà nữ giới bỏ ra không hề thua kém nam giới, thậm chí còn phải đảm nhiệm những công việc nặng nhọc trong gia đình.
Bình quân nhân khẩu/hộ của các hộ điều tra ở 3 nhóm hộ là 4,5 người/hộ. Từ thực tế điều tra, đa số các hộ là hộ trẻ hoặc trung bình và rất ít người già. Nhiều gia đình có điều kiện thường tách hộ cho con cái ra ở riêng, do vậy đa số các hộ diều tra chỉ có 2 thế hệ là bố mẹ và con cái sinh sống.
Hiện nay, việc phổ cập giáo dục đã giúp tỷ lệ mù chữ giảm đi rât nhiều, trong 3 nhóm hộ thì ở nhóm hộ nghèo có 6,25% chủ hộ chưa tốt nghiệp. Tỷ lệ này nằm trong hộ có chủ hộ là nữ giới. Qua kết quả điều tra, ta thấy trình độ của chủ hộ còn rất thấp, nhất là ở nhóm hộ nghèo. Với trình độ như vậy so với thực tế xã hội thì người dân khó có thể tìm kiếm được công việc có thu nhập cao trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề, trí tuệ và chuyên môn cao.Vì vậy, người dân buộc phải lựa chọn những công việc lao động chân tay, đòi hỏi ít kỹ năng, trình độ. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do người dân chủ yếu xuất phát từ gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn nên không có điều kiện được học hành nâng cao dân trí. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hộ gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng của học hành đối với con cái vì vậy đều cho con em mình đi học, nâng cao trình độ.
* Tình hình đất đai của hộ điều tra
Các hộ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn và làm nghề nông là chính, do đó quy mô đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn và thu nhập của họ. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các gia đình đều có đất sản xuất, tuy nhiên diện tích đất bình quân/hộ lại khác nhau giữa 3 nhóm hộ. Do địa bàn sinh sống của người dân là ở vùng cao nên diện tích chiếm phần lớn là đất nương, rẫy và đất lâm nghiệp, bình quân diện tích đất nương, rẫy mỗi hộ là 8.093,41 m2
và đất lâm nghiệp là 8.093,41 m2. Trong khi đó đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ bình quân mỗi hộ là 269,44 m2. Nhóm hộ khá là nhóm nắm giữ đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng cao hơn nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.
Bảng 4.10. Bình quân đất đai của hộ
Nội dung Hộ khá Hộ trung
bình Hộ nghèo Bình quân - Đất thổ cư/hộ/m2 221,82 137,12 110,63 156,52 - Đất nông nghiệp/hộ/m2 2.800 2.775,76 1.425 2.333,59 - Đất lâm nghiệp/hộ/m2 7.900 8.437,5 5.212,5 8.093,41 - Đất nuôi trồng thủy sản/hộ/m2 250 325 233,33 269,44 - Đất nương, rẫy/hộ/m2 8.000 9.967,74 6.312,5 8.093,41 - Đất chưa sử dụng/hộ/m2 3.250 2.682,76 2.000 2.644,25
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
* Tài sản của hộ điều tra
Nhà ở là một yếu tố quan trọng để đánh giá về mức sống của người dân, thông thường những hộ có mức sống khá hơn sẽ có tình trạng nhà ở tốt hơn và có giá trị cao hơn. Tình trạng nhà ở của các hộ khu vực điều tra chủ yếu là loại nhà sàn, gỗ, ván có tỷ lệ 51,52% do tại địa phương người dân thường ưa chuộng loại nhà gỗ hơn, phù hợp với phong tục sinh sống của người dân, còn lại là nhà xây chiếm 48,48% trong tổng số hộ điều tra.
Tài sản để phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng được dùng để đánh giá mức sống của hộ. Qua điều tra, tỷ lệ hộ có xe đạp ở nhóm hộ khá là 90,91%, hộ trung bình là 54,55%, hộ nghèo là 50%. Tỷ lệ các hộ sử dụng xe đạp khá lớn trung bình 65,15% là do trong hầu hết các hộ đều có con em đang ở độ tuổi đi học. Việc đầu tư phương tiện đi lại giúp các em giảm được thời gian di chuyển trong quá trình đến trường. Đối với cuộc sống hiện đại như ngày nay thì việc các hộ đầu tư xe máy phục vụ cho cuộc sống gia đình là một điều tất yếu. Vì vậy, tỷ lệ xe máy ở cả 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo đều cao, tương ứng là 100% và 96,97%, và 81,25% số hộ có xe máy. Xe máy có rất nhiều loại với những mức giá khá phù hợp với người dân hiện nay.
Do tỷ lệ điện khí hóa nông thôn cao, nên các đồ dùng sinh hoạt sử dụng điện trở nên phổ biến hơn trong các hộ gia đình. Nhiều đồ dùng thiết yếu có tác dụng cải thiện điều kiện sống vật chất, tinh thần như quạt điện, ti vi màu, điện thoại, nồi cơm điện được các hộ sử dụng. Phương tiện truyền thông, giải trí như tivi (100%)… trở nên phổ biến như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của nhiều gia đình. Các tiện nghi như tủ lạnh (42,42%), bếp ga (52,53%)… vừa cải thiện sinh hoạt vừa giảm bớt thời gian nội trợ của phụ nữ.
Bảng 4.11. Tài sản sinh hoạt của hộ gia đình
ĐVT:%
Tài sản sinh hoạt Hộ khá
(n=11) Hộ trung bình (n=33) Hộ nghèo (n=16) BQ 1. Nhà ở - Nhà xây 90,9 54,55 0 48,48 - Nhà sàn, gỗ, ván 9,1 45,45 100 51,52
- Nhà tranh, tre, nứa 0 0 0 0
2. Phương tiện đi lại
- Xe đạp 90,91 54,55 50 65,15
- Xe máy 100 96,97 81,25 92,74
3. Phương tiện nghe nhìn
- Ti vi 100 100 100 100
- Đài 54,55 90,91 50 65,15
- Vi tính 63,64 24,24 0 29,29
4. Tỷ lạnh 90,91 36,36 0 42,42
5. Bếp ga 100 57,57 0 52,53
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)