-Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của xã
- Đánh giáthực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ nghiên cứu.
- Phân tích thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế.
- Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin * Số liệu thứ cấp
- Nguồn số liệu: Được thu thập số liệu thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm, nhiệm kỳ của: UBND xã, hội phụ nữ xã. Phòng thống kế huyện Pác Nặm, phòng thống kê xã Cao Tân. Các báo cáo chuyên ngành, tài liệu do UBND xã cung cấp. Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
Các tài liệu trên giúp đề tài có cái nhìn tổng quan về tình hình lao động, việc làm nói chung và của phụ nữ nông thôn xã Cao Tân. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Cao Tân.
- Phương pháp thu thập: thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.
* Số liệu sơ cấp
a, Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của xã, dựa trên vùng sinh thái, đồng thời căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, tôi tiến hành lựa chọn 3 thôn đại diện để nghiên cứu.
- Thôn Nà Quạng: Nằm ở vùng trung tâm có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình khá bằng phẳng ít bị chia cắt, dân cư tập trung, giao thông bao gồm đường trục chính và các đường ngõ xóm đã được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại, giao thương buôn bán với các vùng lân cận và bên ngoài. Kinh tế khá phát triển, các cơ sở hạ tầng như UBND xã, trường học, trạm Y tế đều nằm trên địa bàn thôn
- Thôn Bản Nhàm: nằm ở vùng có vị trí địa lý khá phức tạp hơn địa hình gồm các dãy núi thoải xen lẫn với các thung lũng, các thung lũng ngăn cách với nhau bởi các đồi đất. Giao thông gồm đường cấp phối với đường đất nhỏ gây khó khăn cho việc đi lại và giao lưu buôn bán, dân số thưa, ít tập trung do bị chia cắt bởi các đồi đất. Kinh tế kém phát triển hơn chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
- Thôn Pù Lườn: Là thôn có vị trí địa lý phức tạp nằm ở vùng núi cao,bị chia cắt bởi các dãy núi, khe suối gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thương của người dân. Giao thông chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp độ dốc cao, quanh co do người dân tự mở và các lối đường mòn. Dân cư thưa thớt do bị chia cắt bởi các dãy núi cao. Kinh tế kém phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
b, Chọn mẫu điều tra
Hộ nghiên cứu phải nằm trong các thôn đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong thôn. Số mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Mỗi thôn chọn 20 phiếu điều tra.
Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ nhóm hộ phân theo mức sống của 3 thôn điều tra Tên thôn Tổng số hộ Phân theo mức sống Khá Trung bình Nghèo Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Nà quạng 85 25 29,4 47 55,3 13 15,3 Bản nhàm 36 4 11,1 23 63,9 9 25 Pù lườn 54 8 14,48 24 44,4 22 40,8
(Nguồn: Phòng thống kê xã Cao Tân năm 2014)
Từ Bảng tỷ lệ nhóm hộ phân theo mức sống của 3 thôn điều tra ta có kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra như sau:
Bảng 3.2: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra
Tên thôn Số hộ điều tra Phân theo mức sống Khá Trung bình Nghèo Nà Quạng 20 6 11 3 Bản Nhàm 20 2 13 5 Pù Lườn 20 3 9 8 Tổng 60 11 33 16
(Nguồn: tổng hợp từ phòng thống kê xã Cao Tân năm 2014) 3.4.1.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Để có thể có được những thông tin đã thu thập từ những người đã được phỏng vấn điều tra, tôi sử dụng đồ thị nhằm mục đích đưa tới cho người nghiên cứu, người đọc cái nhìn trực quan về mức độ phân bố của bộ số liệu và thông tin đã thu thập.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, các số liệu được so sánh qua các năm, các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo để thấy được sự khác nhau về thực trạng vai trò của người phụ nữ qua các năm cũng như trong từng nhóm hộ. Từ đó có thể đưa ra những nhận xét.
- Phương pháp phân tích SWOT: Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để xử lý số liệu.
3.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
3.4.2.1. Nhóm các chỉ tiêu chung
+ Tổng số hộ, số khẩu, số khẩu nữ
+ Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, diện tích đất khác. + Tổng số phụ nữ, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
3.4.2.2. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế
+ Thu nhập bình quân, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu.
+ Đóng góp của phụ nữ trong sản xuất tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
3.4.2.3. Nhóm chỉ tiêu về xã hội
+ Số hộ nghèo
+ Tổng lao động, lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp, lao động nữ, lao động không có việc làm.
+ Giáo dục – đào tạo…
3.4.2.4. Nhóm chỉ tiêu về vai trò ra quyết định của người phụ nữ trong gia đình
Phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất, phụ nữ trong hoạt động sản xuất, tạo thu nhập, phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, phụ nữ trong quản lý vốn, phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực của hộ (đất đai, tài chính),…
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cao Tân là 1 xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam của huyện Pác Nặm, có tuyến đường liên huyện chạy qua, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền trung tâm huyện Ba Bể với trung tâm huyện Pác Nặm. Cách trung tâm huyện 19km, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 67km. Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp: xã Cổ Linh + Phía Nam giáp: xã Cao Thượng + Phía Đông giáp: xã Ngiên Loan
+ Phía Tây giáp: xã Đà Vị ( huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang )
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Cao Tân là xã miền núi có địa hình ở độ cao trung bình 700 – 900m so với mực nước biển, có độ dốc tương đối lớn, chia cắt bởi hệ thống các con suối và những dãy núi cao, đồi đất, xem kẽ giữa đồi là các thung lũng nhỏ hẹp nên có độ dốc cao thấp, biến đổi đa dạng mang đặc thù của xã miền núi. Địa hình đồi núi đất cao tập trung ở phía Tây và Tây Nam của xã.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Nhìn chung khí hậu ôn hòa dễ chịu, với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương Bắc. Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hằng năm 28,3ºC, nhiệt độ cao nhất 39ºC. Vào mùa đông, do địa hình đón gió nên nhiệt độ thấp nhất xuống đến 5ºC. Độ ẩm không khí trung bình 80%, độ ẩm cao nhất 85%, độ ẩm thấp nhất 40%, hằng năm có sương mù xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau và rét đậm,rét hại vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% luợng mưa,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.
4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2012-2014
Cao Tân là một xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.166,43 ha, với gần 74,56% diện tích là đồi núi, do vậy lâm nghiệp là ngành chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. Theo bảng 4.1 có thể thấy trong giai đoạn 2012-2014 diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng qua các năm, do làm tốt công tác bảo vệ rừng, tuyên truyền và vận động người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Đất sản xuất nông nghiệp tăng lên do người dân tự mở rộng, khai phá từ phần đất chưa sử dụng. Đất phi nông nghiệp tăng lên do gia tăng dân số và tách hộ. Do các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã giai đoạn này chưa phát triển, nên sự phân bố và sử dụng đất đai của xã ít có sự biến động.
Qua bảng 4.1 cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn nửa diện tích đất tự nhiên (52,97%), nhưng phần lớn diện tích này là đất lâm nghiệp, chiếm 67,27% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chỉ có 12,02% diện tích đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm, đó là các cây lương thực chủ yếu như lúa, ngô, sắn… và một số cây khác như dong diềng, chuối, mía… Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn chiếm 43,23% nhưng chủ yếu là đất đồi núi.
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cao Tân giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh %
Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 Bình quân Tồng diện tích tự nhiên 4.116,43 100 4.116,43 100 4.116,43 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1.956,28 47,52 2.069,44 50,27 2.180,38 52,97 105,78 105,35 105,57 1.1.Đất sản xuất NN 250,61 12,81 255,3 12,34 262,05 12,02 101,87 102,64 102,26 -Đất trồng cây hàng năm 233 92,97 237,5 93,03 243,8 93,04 101,93 102,65 102,29
-Đất trồng cây lâu năm 17,61 7,03 17,8 6,97 18,25 6,96 101,08 102,53 101,81
1.2.Đất lâm nghiệp 1.704,59 87,13 1.805,6 87,25 1.902,8 87,27 105,93 105,38 105,66
1.3.Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,08 0,06 8,54 0,41 15,53 0,71 790,74 181,85 486,3
2.Đất phi nông nghiệp 148,16 3,6 151,83 3,69 156,48 3,80 102,48 103,06 102,77
2.1. Đất ở 61,06 41,21 64,03 42,17 68,08 43,51 104,86 106,33 105,6
2.2. Đất chuyên dùng* 87,1 58,79 87,8 57,83 88,4 56,49 100,8 101,3 101,05
3.Đất chưa sử dụng 2.011,99 48,88 1.895,16 46,04 1.779,57 43,23 94,19 93,9 94,05
(* Đất chuyên dùng gồm cả đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng)
4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản trong lòng đất đến nay vẫn chưa trên địa bàn xã vẫn chưa phát hiện có loại khoáng sản gì. Hiện nay xã chỉ tận dụng khai thác tài nguyên là vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi, đất làm gạch phục vụ cho các công trình xây dựng trên địa bàn và nhu cầu xây dựng của nhân dân.
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và lao động
* Dân số:
Qua bảng 4.2. cho thấy, năm 2014 toàn xã có 3.813 người, trong đó có tới 91,79% người dân hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm có 8,21%. Số nhân khẩu hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của nhân khẩu nông nghiệp cao hơn. Số nhân khẩu trong 1 hộ khoảng 5 người, số nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 5,2 người/hộ.
Trong những năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 3.673 người năm 2012, 3.713 người năm 2013 lên đến 3.813 người năm 2014).
Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục… cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bảng 4.2. Tình hình dân số xã Cao Tân giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Tốc độ bình quân 1. Tổng số hộ Hộ 712 100 720 100 744 100 101,12 103,33 102,23 - Hộ nông nghiệp Hộ 647 90,87 654 90,83 674 90,59 101,08 103,06 102,07
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 65 9,13 66 9,17 70 9,41 101,54 106,06 103,08
2. Tổng số khẩu Ngƣời 3.673 100 3.713 100 3.813 100 101,09 102,69 101,89
- Nhân khẩu nông nghiệp Người 3.388 92,24 3.420 92,11 3.500 91,79 100,94 102,34 101,64
- Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 285 7,76 293 7,89 313 8,21 102,81 106,83 104,82
3. Tổng số lao động Ngƣời 1843 100 1944 100 2.141 100 105,48 110,13 107,805
- Lao động nông nghiệp Người 1.661 90,12 1.732 89,09 1.820 85 104,27 105,08 104,68
- Lao động phi nông nghiệp Người 182 9,88 212 1,91 321 15 116,48 151,42 133,95
4. Các chỉ tiêu khác
- Tỷ lệ tăng dân số % 1,90 1,91 1,93
- Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 5,16 5,16 5,13
- Bình quân khẩu NN/hộ NN Người/hộ 5,24 5,23 5,2
Hình 4.1. Tốc độ tăng dân số xã Cao Tân theo giới tính giai đoạn 2012-2014
Qua biểu đồ cho thấy dân số giữa nam và nữ tương đối cân bằng (năm 2012 dân số nam là 1783 người, chiếm 48,5%, dân số nữ là 1890 người, chiếm 51,5% tổng dân số). Tốc độ tăng dân số dân số năm sau tăng hơn năm trước (năm 2013 so với năm 2012 tăng 40 người bằng 1,09%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 100 người bằng 2,69%). Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành xã trong công tác bình ổn dân số, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vì gia đình sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng ngày càng tăng và rơi vào các hộ nông dân nghèo trong xã.
* Lực lƣợng lao động
Hiện nay, lao động trong độ tuổi của toàn xã có 2.141 người, chiếm 67,24% dân số, trong đó lao động nữ có 1.027 người, chiếm 47,97% tổng số lao động của toàn xã. Lao động đã qua đào tạo là 407 người chiếm 19,01%, còn 1.734 lao động chưa qua đào tạo chiếm 80,99%. Tình hình lao động trong độ tuổi ở xã Cao Tân có xu hướng ổn định, tăng không đáng kể, thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.3. Lao động xã Cao Tân chia theo giới tính giai đoạn 2012-2014
Năm nghiên cứu Tổng số lao động Chia theo giới tính
Nam Nữ
2012 1843 978 865
2013 1944 1029 915
2014 2.141 1114 1027
4.1.2.2. Phát triển kinh tế của xã
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XVIII, thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2016, việc thực hiện thắng lợi kế hoạch trong năm đầu tiên năm của nghị quyết (năm 2011) có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà phát triển cho cả giai đoạn 2011 – 2016 và những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2014 mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế, giá cả biến động, tình hình thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đời sống và sản xuất của nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, sự điều hành quyết liệt của UBND cùng các ngành, các cấp và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân tiếp tục được phát triển và