4.1.2.1. Dân số và lao động
* Dân số:
Qua bảng 4.2. cho thấy, năm 2014 toàn xã có 3.813 người, trong đó có tới 91,79% người dân hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm có 8,21%. Số nhân khẩu hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của nhân khẩu nông nghiệp cao hơn. Số nhân khẩu trong 1 hộ khoảng 5 người, số nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 5,2 người/hộ.
Trong những năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 3.673 người năm 2012, 3.713 người năm 2013 lên đến 3.813 người năm 2014).
Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục… cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bảng 4.2. Tình hình dân số xã Cao Tân giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Tốc độ bình quân 1. Tổng số hộ Hộ 712 100 720 100 744 100 101,12 103,33 102,23 - Hộ nông nghiệp Hộ 647 90,87 654 90,83 674 90,59 101,08 103,06 102,07
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 65 9,13 66 9,17 70 9,41 101,54 106,06 103,08
2. Tổng số khẩu Ngƣời 3.673 100 3.713 100 3.813 100 101,09 102,69 101,89
- Nhân khẩu nông nghiệp Người 3.388 92,24 3.420 92,11 3.500 91,79 100,94 102,34 101,64
- Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 285 7,76 293 7,89 313 8,21 102,81 106,83 104,82
3. Tổng số lao động Ngƣời 1843 100 1944 100 2.141 100 105,48 110,13 107,805
- Lao động nông nghiệp Người 1.661 90,12 1.732 89,09 1.820 85 104,27 105,08 104,68
- Lao động phi nông nghiệp Người 182 9,88 212 1,91 321 15 116,48 151,42 133,95
4. Các chỉ tiêu khác
- Tỷ lệ tăng dân số % 1,90 1,91 1,93
- Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 5,16 5,16 5,13
- Bình quân khẩu NN/hộ NN Người/hộ 5,24 5,23 5,2
Hình 4.1. Tốc độ tăng dân số xã Cao Tân theo giới tính giai đoạn 2012-2014
Qua biểu đồ cho thấy dân số giữa nam và nữ tương đối cân bằng (năm 2012 dân số nam là 1783 người, chiếm 48,5%, dân số nữ là 1890 người, chiếm 51,5% tổng dân số). Tốc độ tăng dân số dân số năm sau tăng hơn năm trước (năm 2013 so với năm 2012 tăng 40 người bằng 1,09%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 100 người bằng 2,69%). Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành xã trong công tác bình ổn dân số, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vì gia đình sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng ngày càng tăng và rơi vào các hộ nông dân nghèo trong xã.
* Lực lƣợng lao động
Hiện nay, lao động trong độ tuổi của toàn xã có 2.141 người, chiếm 67,24% dân số, trong đó lao động nữ có 1.027 người, chiếm 47,97% tổng số lao động của toàn xã. Lao động đã qua đào tạo là 407 người chiếm 19,01%, còn 1.734 lao động chưa qua đào tạo chiếm 80,99%. Tình hình lao động trong độ tuổi ở xã Cao Tân có xu hướng ổn định, tăng không đáng kể, thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.3. Lao động xã Cao Tân chia theo giới tính giai đoạn 2012-2014
Năm nghiên cứu Tổng số lao động Chia theo giới tính
Nam Nữ
2012 1843 978 865
2013 1944 1029 915
2014 2.141 1114 1027
4.1.2.2. Phát triển kinh tế của xã
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XVIII, thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2016, việc thực hiện thắng lợi kế hoạch trong năm đầu tiên năm của nghị quyết (năm 2011) có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà phát triển cho cả giai đoạn 2011 – 2016 và những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2014 mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế, giá cả biến động, tình hình thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đời sống và sản xuất của nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, sự điều hành quyết liệt của UBND cùng các ngành, các cấp và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu đạt cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân tiếp tục được phát triển và cải thiện. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
* Ngành trồng trọt:
Số liệu bảng 4.4. cho thấy trong trồng trọt, lúa nước là cây trồng chủ đạo của xã. Diện tích đất trồng lúa nước có sự thay đổi qua 3 năm Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sự biến đông của thời tiết có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, rét đậm rét hại, sương muối, dịch bệnh nên năng suất lúa và một số cây trồng chính qua 3 năm còn có sự biến động (năm 2012 đạt 50,15 tạ/ha, đến năm 2013 giảm 1,24 tạ/ha còn 48,91 tạ/ha). Tuy nhiên, sản lượng của các loại cây trồng chính vẫn ổn định đáp ứng nhu cầu cho địa phương và làm hàng hóa cung cấp cho các vùng lân cận.
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của xã từ năm 2012–2014
Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản luợng (tấn)
2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1. Lúa nuớc 225 338 316 46,18 49,7 46,42 1.039 1.679,6 1.466,8 - Vụ xuân 94 143 120 52 52 52 488,8 743,6 624 - Vụ hè thu 131 195 196 42 48 43 550,2 936 842,8 2. Ngô 243 173 263 38,18 36,4 42,03 927,9 630,4 1.105,5 - Vụ xuân 180 128 203 40 38 45 720 486,4 931,5 - Vụ hè thu 63 45 60 33 32 32 207,9 144 192 3. Đỗ tương 93 70 52 16 15 16 148,8 105 83,2 4. Dong diềng 23 15 18 550 500 540 12.650 7500 9.720
* Ngành chăn nuôi:
Số liệu bảng 4.5 cho thấy tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển khá đồng đều, ổn định và bền vững qua các năm. Ngành chăn nuôi phát triển ổn định như vậy là do đã làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh của cán bộ thú y và ý thức thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm của người dân.
Bảng 4.5. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã từ năm 2012 – 2014
Loại vật nuôi Tổng đàn (con) Tỷ lệ (%)
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1. Trâu 987 1.015 1.090 1,03 1,07 2. Bò 830 825 860 0,99 1,04 3. Lợn 4.100 4.200 4.550 1,02 1,08 3. Gia cầm 18.200 18.530 19.670 1,02 1,06 4. Dê 240 220 300 0,91 1,36
(Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND xã Cao Tân năm 2012, 2013, 2014)
* Ngành chăn nuôi thủy sản
Chăn nuôi thủy sản đã được quan tâm đầu tư, từng bước chuyển đổi diện tích gieo trồng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 1,08ha đến năm 2014 tăng lên 15,53ha. UBND xã đã đưa các dự án mô hình thâm canh đưa các giống mới vào địa bàn để tăng năng suất và tăng sản lượng.
* Ngành lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là: 1.674ha, chiếm 40.67% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ đạt 60%. Trong đó: đất rừng trồng sản xuất: 350,06ha, đất có rừng sản xuất tự nhiên: 436,69ha, chiếm 48,61% đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ và đặc dụng: 860,25ha, chiếm 51,39% đất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích đất rừng hầu như không thay đổi. Diện tích rừng tập trung ở các thôn Nặm Đăm, Bản Nhàm, Nà Lài, Ta Đào… ngoài ra các sản phẩm phụ của rừng còn tạo ra nguồn thu nhập trước mắt cho người dân đầu tư nuôi trồng và bảo vệ rừng.
4.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội a. Cơ sở hạ tầng của xã
* Giao thông vận tải
Cao Tân có đường trục xã là 10 Km gồm 01 tuyến chính Cao Thượng - Cao Tân - Bộc Bố ( Từ Cao Thượng đến Cổ Linh là đường cấp phối nền đường rộng 5m; mặt đường 3,5m).
Công tác duy tu bảo dưỡng và sự tham gia của cộng đồng dân cư: Các trục đường do xã quản lý chủ yếu là đường đất, hàng năm xã đều huy động nhân dân các thôn sửa chữa, san gạt lại mặt đường nhất là các sự cố sau các đợt mưa lũ nhằm đảm bảo duy trì giao thông trên địa bàn, với những việc làm cụ thể như trên cũng thấy được sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia đóng góp của người dân trong việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã.
* Thuỷ lợi: Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn xã có 26 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 22,63km, trong đó được kiên cố hoá 8 kênh mương chính có chiều dài 12,2km phục vụ tưới tiêu cho 53.37ha lúa nước = 40,4% diện tích
Hàng năm UBND xã luôn coi trọng việc chỉ đạo, vận động nhân dân các thôn, các hộ được hưởng lợi tự đắp đập và nạo vét kênh mương là chủ yếu, những công trình phức tạp, khối lượng cần sửa chữa lớn UBND xã phân công cán bộ trực tiếp hướng dẫn nhân dân nạo vét và xem xét hỗ trợ khi có nhu cầu sử dụng rọ thép, xi măng, ống dẫn...
* Hệ thống điện, thông tin liên lạc:
Hiện có 9/14 thôn trên địa bàn xã được cấp điện, 5 trạm biến áp với tổng công suất là 176 KVA chưa đạt chuẩn cần nâng cấp 02 trạm và xây mới 03 trạm biến áp. đường dây hạ thế 32km đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 352/712 hộ = 76,5%.
Sóng điện thoại di động phủ sóng 14/16 thôn, mạng viễn thông phát triển đã góp phần quan trọng tăng cường thông tin liên lạc của các cơ quan và nhân dân.
b. Văn hóa – xã hội
* Văn hóa: Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong dịp tết nguyên đán. Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức giải việt dã cấp xã. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, cổ động tháng an toàn giao thông, tham dự các cuộc thi do huyện tổ chức. Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao vào các dịp lễ, tết. Đồng thời tham gia tích cực các hoạt động phong trào thể thao văn nghệ do Cấp trên tổ chức. Tuyên truyền vận động
quần chúng nhân dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa có 523/759 gia đình, bằng 69%, thôn văn hóa 7/14 thôn, bằng 50%.
* Xã hội: Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, quan tâm chăm lo cho đối tuợng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa. Thăm hỏi tặng quà nhân dịp tết Nguyên đán, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với các đối tuợng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, quan tâm chăm lo đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa.
Thăm tặng quà gia đình chính sách, người có công, thương binh liệt sĩ được 9 hộ mỗi xuất 300.000, tương ứng số tiền là 2.700.000đ. Trong năm hướng dẫn cho đối tượng Người cao tuổi, người khuyết tật, đơn thân nuôi con được: 11 đối tượng. Cấp gạo cứu đói dịp tết cho 8 hộ = 31 nhân khẩu tương ứng với số gạo được hỗ trợ là 915kg. Cấp phát quà cho hộ thoát nghèo năm 2013 là 58 hộ mỗi túi quà trị giá 300.000đ. Cấp phát giống lúa, ngô, tiền chệnh lệch theo Quyết định 102 cho hộ nghèo, số hộ nghèo 299 hộ= 1.499 nhân khẩu với số tiền 149.900.000đ. Cấp phát tiền điện quý I, II cho 299 hộ với tổng số tiền là 53.700.000đ. Cấp phát tiền dầu hỏa thắp sáng 79 hộ với số tiền là 11.155.000đ.
* Hệ thống tín dụng:
Hệ thống tín dụng Nhà nước gồm Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng chính sách, hệ thống tín dụng nhân dân, tín dụng thông qua các tổ chức hội đoàn thể, chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ về vốn phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng thông qua các hình thức cho vay thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
* Giáo dục
Trong năm học 2013 – 2014 xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục đào tạo. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ giáo viên các trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo yêu cầu của ngành giáo dục, tham gia giáo viên dạy giỏi các cấp đều đạt yêu cầu. Số luợng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đều đạt kết quả khá cao.
Công tác thi đua khen thưởng: Nhằm động viên khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của thầy cô giáo và học sinh có thành tích cao trong năm học và trong các cuộc thi. Hội khuyến học xã đã trao 4 xuất quà cho 4 học sinh giỏi cấp tỉnh, 3 xuất quà cho 3 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện với tổng số tiền 550.000 đồng.
* Y tế:
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, trạm y tế từng bước được kiện toàn về biên chế và trình độ chuyên môn, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Trong quá trình thực hiện việc khám chữa bệnh cho dân, trạm y tế đã chủ động lồng ghép các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi, chương trình tiêm chủng mở rộng, chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản… đem lại nhiều hiệu quả cao. Chủ động triển khai phòng chống dịch, như tiêm phòng dịch sởi, dịch Tay - Chân - Miệng, H5N1, H1N1 và các dịch bệnh khác theo mùa, không để dịch lớn xay ra trên địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền về dân số KHHGĐ
Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai hiệu quả, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin như tiêm phòng sởi – Rubela 1.025/1.031 trẻ đạt 99%, tiêm viêm não nhật bản đạt 100%, trẻ em dưới 1 tuổi được tiểm chủng đầy đủ 6 loại vác xin 85/88 trẻ, đạt 96%, phụ nữ 15 – 35 tuổi được tiêm phòng uốn ván 27/35 người đạt 77%.