Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội nông hộ tại xã cao tân – huyện pác nặm – tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 32)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cao Tân là 1 xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam của huyện Pác Nặm, có tuyến đường liên huyện chạy qua, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền trung tâm huyện Ba Bể với trung tâm huyện Pác Nặm. Cách trung tâm huyện 19km, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 67km. Với vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp: xã Cổ Linh + Phía Nam giáp: xã Cao Thượng + Phía Đông giáp: xã Ngiên Loan

+ Phía Tây giáp: xã Đà Vị ( huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang )

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Cao Tân là xã miền núi có địa hình ở độ cao trung bình 700 – 900m so với mực nước biển, có độ dốc tương đối lớn, chia cắt bởi hệ thống các con suối và những dãy núi cao, đồi đất, xem kẽ giữa đồi là các thung lũng nhỏ hẹp nên có độ dốc cao thấp, biến đổi đa dạng mang đặc thù của xã miền núi. Địa hình đồi núi đất cao tập trung ở phía Tây và Tây Nam của xã.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Nhìn chung khí hậu ôn hòa dễ chịu, với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương Bắc. Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hằng năm 28,3ºC, nhiệt độ cao nhất 39ºC. Vào mùa đông, do địa hình đón gió nên nhiệt độ thấp nhất xuống đến 5ºC. Độ ẩm không khí trung bình 80%, độ ẩm cao nhất 85%, độ ẩm thấp nhất 40%, hằng năm có sương mù xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau và rét đậm,rét hại vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau.

Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% luợng mưa,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít nhất trong các tháng 1, 2, 3.

4.1.1.4. Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2012-2014

Cao Tân là một xã miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.166,43 ha, với gần 74,56% diện tích là đồi núi, do vậy lâm nghiệp là ngành chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. Theo bảng 4.1 có thể thấy trong giai đoạn 2012-2014 diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng qua các năm, do làm tốt công tác bảo vệ rừng, tuyên truyền và vận động người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Đất sản xuất nông nghiệp tăng lên do người dân tự mở rộng, khai phá từ phần đất chưa sử dụng. Đất phi nông nghiệp tăng lên do gia tăng dân số và tách hộ. Do các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã giai đoạn này chưa phát triển, nên sự phân bố và sử dụng đất đai của xã ít có sự biến động.

Qua bảng 4.1 cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm hơn nửa diện tích đất tự nhiên (52,97%), nhưng phần lớn diện tích này là đất lâm nghiệp, chiếm 67,27% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chỉ có 12,02% diện tích đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm, đó là các cây lương thực chủ yếu như lúa, ngô, sắn… và một số cây khác như dong diềng, chuối, mía… Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn chiếm 43,23% nhưng chủ yếu là đất đồi núi.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cao Tân giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh %

Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 Bình quân Tồng diện tích tự nhiên 4.116,43 100 4.116,43 100 4.116,43 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1.956,28 47,52 2.069,44 50,27 2.180,38 52,97 105,78 105,35 105,57 1.1.Đất sản xuất NN 250,61 12,81 255,3 12,34 262,05 12,02 101,87 102,64 102,26 -Đất trồng cây hàng năm 233 92,97 237,5 93,03 243,8 93,04 101,93 102,65 102,29

-Đất trồng cây lâu năm 17,61 7,03 17,8 6,97 18,25 6,96 101,08 102,53 101,81

1.2.Đất lâm nghiệp 1.704,59 87,13 1.805,6 87,25 1.902,8 87,27 105,93 105,38 105,66

1.3.Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,08 0,06 8,54 0,41 15,53 0,71 790,74 181,85 486,3

2.Đất phi nông nghiệp 148,16 3,6 151,83 3,69 156,48 3,80 102,48 103,06 102,77

2.1. Đất ở 61,06 41,21 64,03 42,17 68,08 43,51 104,86 106,33 105,6

2.2. Đất chuyên dùng* 87,1 58,79 87,8 57,83 88,4 56,49 100,8 101,3 101,05

3.Đất chưa sử dụng 2.011,99 48,88 1.895,16 46,04 1.779,57 43,23 94,19 93,9 94,05

(* Đất chuyên dùng gồm cả đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng)

4.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Về tài nguyên khoáng sản trong lòng đất đến nay vẫn chưa trên địa bàn xã vẫn chưa phát hiện có loại khoáng sản gì. Hiện nay xã chỉ tận dụng khai thác tài nguyên là vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi, đất làm gạch phục vụ cho các công trình xây dựng trên địa bàn và nhu cầu xây dựng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội nông hộ tại xã cao tân – huyện pác nặm – tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)