BIẾN DỊ DI TRUYỀN VÀ CHỌN LỌC NHÂN TẠO

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 69 - 71)

Sự thâm nhập khắp của biến dị di truyền trong các quần thể từ sự thành công của chọn lọc nhân tạo đối với nhiều tính trạng ở nhiều sinh vật khác nhau là hiển nhiên. Trong chọn lọc nhân tạo, các cá thể bộc lộ sự biểu hiện lớn nhất của các đặc điểm mong muốn sẽđược chọn lọc để làm giống. Các thay đổi có tính di truyền qua các thế hệở sự phân phối kiểu hình của một quần thể đối với tính trạng chọn lọc cho thấy rằng quần thể này có biến dị di truyền đối với tính trạng chọn lọc.

70

Chọn lọc nhân tạo đã thành công đối với vô số tính trạng thương mại mong muốn ở nhiều loài cây trồng và vật nuôi khác nhau, bao gồm trâu, bò, lợn, cừu, ngô, lúa, lúa mì… Các thay đổi

đã đạt được bởi chọn lọc nhân tạo thường dao động. Lerner đã công bố sự tăng khả năng sản xuất trứng trung bình của đàn gà Leghorn trắng từ 125,6 quả/gà mái/năm trong năm 1933 đến 249,6 quả/gà mái/năm vào năm 1965. Thỉnh thoảng, chọn lọc nhân tạo được tiến hành theo hai hướng trái ngược nhau ở nhiều dòng khác nhau có nguồn gốc từ cùng quần thể. Vào năm 1952, Woodworth và cộng sựđã chọn lọc tính trạng hàm lượng protein và dầu cao và thấp ở ngô qua 50 thế hệ. Hàm lượng protein thay đổi từ 10,09-19,4% ở dòng cao và từ 10,09-4,9% ở dòng thấp. Hàm lượng dầu thay đổi từ 4,7-15,4% và từ 4,7-1,0% ở dòng cao và dòng thấp một cách tương

ứng. Qua 50 thế hệ chọn lọc không có hoặc ít có sự giảm sút về hiệu quả của quá trình chọn lọc và ở một số dòng đạt được là không ổn định.

Chọn lọc nhân tạo đã được thực hiện thành công ít nhất ở 51 tính trạng khác nhau ở ruồi giấm Drosophila. Các tính trạng được chọn lọc bao gồm kích thước thân và cánh, số lượng lông bụng và lông ức, tính kháng DDT, tốc độ phát triển, khả năng sinh sản và các tính trạng tập tính như tính theo ánh sáng và tính theo trọng lực… Sự chọn lọc ở ruồi giấm Drosophila là thường thành công theo hai hướng trái ngược. Ví dụ, như chọn lọc theo hướng tăng và giảm số lượng lông, tính theo ánh sáng và tính theo trọng lực âm hoặc dương.

Tuy nhiên, cũng có một vài công bố về chọn lọc nhân tạo không thành công của một số

nhà nghiên cứu. Vào năm 1955, Dickerson đã thất bại khi chọn lọc nhằm thay đổi khả năng sống sót và sản xuất trứng của một đàn gà có quan hệ huyết thống. Mayanard Smith và Sondhi (1960) đã không thành công khi sửa đổi tính đối xứng của các mắt đơn ở ruồi giấm

Drosophila. Dĩ nhiên khả năng thất bại trong chọn lọc nhân tạo ít được công bố hơn các thành công. Tuy vậy, thực tế là các biến đổi di truyền đã đạt được bởi chọn lọc nhân tạo đối với các tính trạng là rất đa dạng ở nhiều loài khác nhau. Thành công chung của chọn lọc nhân tạo cho thấy rằng biến dị di truyền đối với tất cả các loại tính trạng được được lan rộng trong các quần thể. Darwin đã tổng quan sự thành công của các nhà chọn giống và các người đam mê động vật, cho thấy tiềm năng của chọn lọc hoạt động dựa vào sự biến dị đã tồn tại trước

đó để tạo ra các biến đổi di truyền thường xuyên trong quần thể.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy trình bày quan điểm của Di truyền học hiện đại về biến dị. Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

2. Đột biến là gì? Phân biệt đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo. 3. Các nguyên nhân gây đột biến tự nhiên.

4. Những đặc trưng của đột biến.

5. Nêu vai trò của đột biến trong tiến hoá.

71

7. Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu?

8. Khái niệm, nguyên nhân, tính chất và vai trò của biến dị tổ hợp. 9. Ý nghĩa của thường biến đối với quá trình tiến hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)