BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ 1 Bằng chứng tế bào học

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 45 - 46)

4.1. Bằng chứng tế bào học

Bởi vì tế bào có kích thước quá nhỏ do vậy không thể quan sát được chúng cho đến khi kính hiển vi quang học được phát minh vào cuối thế kỷ XVII. Vào năm 1665, tế bào lần đầu tiên

được mô tả bởi Robert Hooke, một nhà nghiên cứu người Anh khi ông sử dụng một kính hiển vi tự chế tạo có độ phóng đại gấp 30 lần để nghiên cứu một mảnh mô bần thực vật. Đây là loại mô chết tồn tại ở vỏ cây của một số loài nhất định. Hooke đã quan sát thấy các ngăn trống (vì các tế

bào đã chết) và đặt tên cho chúng là tế bào (tên Latin là cella hoc cytos, có nghĩa là cái ngăn nhỏ). Sự ra đời của kính hiển vi đã cho phép các nhà nghiên cứu quan sát được các đối tượng và các cấu trúc không nhìn thấy bằng mắt thường. Tế bào sống đầu tiên đã được quan sát một vài năm sau đó (1674) bởi nhà tự nhiên học người Hà Lan là Antonie Leeuwenhock. Ông đã gọi các cơ thể nhỏ bé mà mình quan sát được là “animacule”, có nghĩa là các động vật bé nhỏ.

Mãi đến thế kỷ XIX, nhờ sự hoàn thiện của kỹ thuật kính hiển vi và sự tổng kết các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác về cấu trúc của tế bào động, thực vật và vi khuẩn của Schleiden (1838), Schwarm (1839) và Virchov (1858), học thuyết tế bào ra đời. Học thuyết tế

bào cho rằng tất cả các cơ thể sinh vật từđơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cũng phân biệt nhau về một sốđặc điểm cấu tạo do hướng tiến hóa thích nghi.

46

a b c

Hình 3.8. Robert Hooke và các phát minh a. Robert Hooke (1635-1703), b. Kính hiển vi quang học do Robert Hooke chế tạo vào năm 1665 có độ

phóng đại 30 ×, c. Các tế bào của mô bần thực vật quan sát được dưới kính hiển vi.

a b c

Hình 3.9. Antonie van Leeuwenhoek và kính hiển vi quang học do ông cải tiến và sáng chế. a. Antonie van Leeuwenhoek (1632-1723); b, c. Kính hiển vi quang học của Antonie van Leeuwenhoek sử dụng vào năm

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 45 - 46)