BIẾN DỊ VÀ DI TRUYỀN CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ Biến dị cá thể

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 26 - 28)

1.1. Biến dị cá thể

Darwin là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thểđể chỉ sự phát sinh những sai khác nhỏ giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Do vậy, nó còn được gọi là sai dị cá thể

(individual difference). Ví dụ, sự sai khác nhỏ giữa các bông hoa trên cùng một cành hoa, sự sai khác giữa các cánh hoa trên một bông hoa…

Biến dị cá thể là một hiện tượng phổ biến ở mọi loài, mọi bộ phận, mọi đặc tính trên cơ thể

sinh vật. Theo Darwin, biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.

Còn chệch hướng đột ngột (sudden deviation) là sự biến đổi độc nhất hay là sự xuất hiện ngẫu nhiên và đột ngột một cá thểđộc nhất có những dấu hiệu khác hẳn những cá thể khác cùng thứ hoặc cùng loài. Ví dụ, các quái thai ởđộng vật, các biến dị chồi ở thực vật… Chệch hướng

27

Hình 2.2. Biến dị cá thểở chim 1.2. Nguyên nhân của biến dị cá thể

1.2.1. Tác động ca điu kin sng

Điều kiện sống có thể tác động trực tiếp (direction action) đối với toàn bộ cơ thể hay một bộ phận cơ thể sinh vật hoặc tác động gián tiếp (indirect action) qua nhiều thế hệ, thông qua con

đường sinh sản. Điều kiện sống ảnh hưởng tới quá trình hình thành các tế bào sinh dục, quá trình phát triển phôi và qua đó ảnh hưởng tới con cái. Trong trường hợp này, do sự tích lũy tác dụng của điều kiện sống qua các thế hệ trước. Darwin cho rằng tác dụng gián tiếp của điều kiện sống tích lũy qua nhiều thế hệ là nguyên nhân quan trọng nhất của hiện tượng biến dị.

1.2.2. Bn cht ca cơ th

Darwin nhận thấy rằng có những cá thể cùng loài sống trong điều kiện giống nhau lại có những biến dị khác nhau. Ngược lại, có những cá thể sống trong hoàn cảnh khác nhau lại mang những biến dị giống nhau. Đó là vì các cơ thểấy khác nhau về bản chất nên phản ứng của chúng trước ngoại cảnh không giống nhau. Darwin cho rằng bản chất cơ thể quy định đặc điểm của từng biến dị cụ thể, còn ngoại cảnh chỉ là tác nhân kích thích sự phát sinh các biến dị nói chung.

1.3. Biến dị xác định và biến dị không xác định

1.3.1. Biến d xác định

Biến dị xác định (definite variabilitly) là biến dị phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng do ảnh hưởng của tập quán hoạt động hoặc ngoại cảnh. Ví dụ, độ dày của lông thú phụ thuộc vào nhiệt độ thấp của khí hậu, sức lớn của vật nuôi phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn.

1.3.2. Biến d không xác định

Biến dị không xác định (indefinite variability) là biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản, biểu hiện theo những hướng khác nhau mà khó xác định nguyên nhân là do bản chất của cá thể

28

sinh vật hay do ngoại cảnh. Theo Darwin, biến dị không xác định có vai trò quan trọng hơn biến dị xác định đối với quá trình hình thành các dạng sinh vật mới.

1.4. Sự di truyền các biến dị

Để giải thích sự di truyền các biến dị, Darwin đã dùng giả thuyết pangen (pangenesis): trong mỗi tế bào của cơ thể chứa những phần tử rất nhỏ gọi là hạt mầm (gemmule). Các hạt mầm theo

đường thể dịch đi vào tế bào sinh dục, qua đó truyền cho thế hệ sau và sẽ triển khai thành các đặc

điểm của từng bộ phận ở cơ thể con. Khi điều kiện sống thay đổi, tế bào sẽ sinh ra những hạt mầm mới. Nếu số hạt mầm mới nhiều hơn số hạt mầm cũ thì cơ thể con sẽ mang biến dị mới và biến dị

mới được tích lũy dần qua các thế hệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)