Tính chất của đột biến

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 65 - 67)

1. BIẾN DỊ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN

2.6. Tính chất của đột biến

Đột biến có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô hướng hoặc do tác động của các tác nhân gây đột biến.

Bảng 5.1. Tần sốđột biến của một số gen đặc trưng ở các sinh vật khác nhau

Sinh vật và tính trạng Tần sốđột biến đối với mỗi tế bào hoặc mỗi giao tử

66

Loại vật chủ 3×10-9

Ức chế sự phân giải 1×10-8

Escherichia coli (vi khuẩn)

Kháng streptomycin 4×10-10

Phụ thuộc streptomycin 1×10-9

Nhạy cảm với phage T1 2×10-8

Lên men lactose 2×10-7

Salmonella typhimurium (vi khuẩn)

Không phụ thuộc tryptophan 5×10-8

Chlamydomonas reinhardi (tảo)

Kháng streptomycin 1×10-6

Neurospora crassa (nấm)

Không phụ thuộc adenine 4×10-8

Không phụ thuộc inosirol 8×10-8

Zea mays (ngô)

Hạt teo lại 1×10-6

Hạt màu tía 1×10-5

Sinh vật và tính trạng Tần sốđột biến đối với mỗi tế bào hoặc mỗi giao tử

Drosophila melanogaster (ruồi giấm)

Mắt trắng 4×10-5

Thân vàng 1×10-4

Mus musculus (chuột)

Lông nâu 8×10-6

Lông prebald 3×10-5

Homo sapiens (người)

Chứng múa giật Huntington 1×10-6

Dị tật thiếu mống mắt 5×10-6

U nguyên bào võng mạc 1×10-5

Bệnh ưa chảy máu A 3×10-5

Bệnh u xơ thần kinh 2×10-4

Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể (làm cho cơ thể mất khả năng sống, chết non, chết ngay sau khi hợp tử mới hình thành…) vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen,

67

trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài.

Ở một loài ruồi giấm, từ 1/4 đến 1/3 số nhiễm sắc thể đã nghiên cứu có đột biến gây chết hoặc nửa gây chết. Trong môi trường quen thuộc, thểđột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi so với dạng gốc. Đặt vào điều kiện mới, nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn. Ví dụ, trong môi trường không có DDT thì dạng ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường nhưng khi phun DDT thì đột biến này lại có lợi cho ruồi. Như

vậy, khi môi trường thay đổi thểđột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.

Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn. Xuất hiện ở một giao tử nào đó, alen lặn sẽđi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng ở thể dị hợp, do đó nó không biểu hiện ở kiểu hình. Qua giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen. Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một tổ hợp khác nó có thể trở

nên có lợi.

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)