CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚ

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 35 - 36)

Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly dấu hiệu, sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng phong phú (số loài ngày càng nhiều, sự phân hóa trong nội bộ từng nhóm phân loại ngày càng sâu sắc), trình độ tổ chức ngày càng cao (trong cơ thể có sự phân hóa về cấu tạo, sự chuyên hóa về chức phận, đồng thời tăng cường sự liên hệ thống nhất giữa các bộ phận) và thích nghi ngày càng hoàn thiện (trong mỗi hướng chọn lọc, các dạng ra đời sau thích nghi hợp lý hơn các dạng ra đời trước).

Sự phân hoá đa dạng về các dấu hiệu hình thái, giải phẫu, sinh lý là một sự thích nghi có lợi, khiến cho loài có thể tận dụng các điều kiện mới, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của loài. Ví dụ, khi một loài động vật ăn thịt đã sinh sản tới mức tối đa so với điều kiện thức ăn chỗở trong

36

vùng thì nó chỉ có thể phát triển với điều kiện trong nội bộ loài có sự phân hóa về nhu cầu thức ăn chỗở, nhóm thì chuyển sang sống trên cây, giảm thức ăn thịt mà ăn một phần là thực vật, chuyển tập quán săn mồi sang ban ngày... Có như vậy chúng mới có thể chiếm chỗ các loài khác và thay thế chúng trong khung cảnh thiên nhiên chật chội. Theo Darwin, nhiều dẫn liệu trong thiên nhiên

đã chúng minh một nguyên lý là “tổ chức càng phân hóa thì càng bảo đảm một tổng lượng sinh khối nhiều hơn”.

Xu hướng chung là nâng cao dần trình độ tổ chức không loại trừ khả năng sự duy trì tổ

chức nguyên thủy hoặc sự đơn giản hóa tổ chức ở một số nhóm, bởi vì trong những điều kiện sống đơn giản và ít thay đổi thì sự duy trì tổ chức nguyên thủy (nhưở các nhóm ký sinh) lại tỏ ra có lợi hơn. Điều đó giải thích vì sao có sự song song tồ tại của những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao (ví dụ từ amip đến cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Hiện tượng này còn được giải thích bằng nhịp điệu tiến hóa không đều giữa các nhóm.

Một phần của tài liệu Giáo trình học thuyết tiến hóa hiện đại phần 1 PGS TS trần quốc dung (Trang 35 - 36)