Hoạt động vận dụng thường là những bài tập, tình huống đòi hỏi HS vận dụng kiến thức đã học được vào giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của thực tiễn, đ ây là yêu

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 162 - 164)

cầu nâng cao. Để thực hiện nội dung ở hoạt động này HS có thể trao đổi với người thân, sưu tầm tư liệu,... để hoàn thành. Thông qua hoạt động này GV thấy được sự phân hóa giữa các HS.

- Hoạt động vận dụng thường GV yêu cầu HS hoàn thành ở nhà. Đối với bài này, bằng kiến thức của mình, HS viết một đoạn văn ngắn mô tả địa hình quê hương hoặc địa hình ở nơi mà em biết và ý nghĩa của các dạng địa hình đó đối với sản xuất nông nghiệp.

- GV có nhiều cách để đánh giá hoạt động này của HS như: HS treo sản phẩm của mình vào góc thư viện của lớp; HS nộp sản phẩm cho thầy cô giáo,...

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng hoặc

đồng bằng và cao nguyên trên thế giới hay Việt Nam mà em biết.

Với hoạt động này HS được tự chủ lựa chọn một loại địa hình để tìm hiểu, việc tìm hiểu thêm những nội dung của một địa hình nào đó mang tính nghiên cứu, sáng tạo và có sự giúp đỡ của gia đình.

Sau khi tìm hiểu được, HS có thể chia sẻ kết quả với bạn bè để làm phong phú thêm nội dung bài học; hoặc HS có thể báo cáo kết quả làm việc với GV để được nhận xét,

đánh giá.

3. Dự án học tập cộng đồng

Dy hc theo d án: là một hình thức (phương pháp nghĩa rộng) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ

quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả…làm việc nhóm là dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.

Dạy học dự án có các đặc điểm: định hướng thực tiễn, định hướng HS (hối thúc hành động), định hướng sản phẩm.

Có thể tổ chức dạy học dự án theo trình tự sau:

+ Lựa chọn đề tài và xác định mục đích của dự án. Đây là công đoạn đầu tiên rất quan trọng. Trong giai đoạn này, giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề

tài và mục đích của dự án.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

+ Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện kế hoạch đề ra, trong đó học sinh cần kết hợp các hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn, thực hành như thu thập thông tin qua báo chí, Internet, thư viện, thực nghiệm, quan sát; xử lí thông tin, thảo luận trong nhóm, trao đổi, xin ý kiến giáo viên.

+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: học sinh cần tập hợp tất cả các kết quả

thành một sản phẩm cuối cùng. Kết quả dự án có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau như báo cáo, thu hoạch, đóng kịch…

+ Đánh giá dự án

Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, kích thích động cơ và hứng thú của người học. Đồng thời dạy học theo dự án còn góp phần phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm sáng tạo, bền bỉ kiên nhẫn trong công việc của học sinh. Song để vận dụng dạy học theo dự án trong môn học GV cần lựa chọn nội dung phù hợp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo

3.1. Môn Lịch sử

Tên dự án: CUỘC SỐNG TRONG THỜI CHIẾN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 162 - 164)