- Kiến thức lịch sử còn mang tính hệ thống (lô gích lịch sử) Không có sự kiện nào là tồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trướ c nó, sau nó
d) Phương pháp dạy học
- Cùng với các phương pháp dạy học chung (như thuyết trình, đàm thoại...), một số
phương pháp nghiên cứu của khoa học Địa lí đã được sử dụng với tư cách là phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn trong quá trình dạy học địa lí. Đó là phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, phân tích tranh ảnh... (thuộc nhóm các phương pháp làm việc trong phòng) và phương pháp quan sát, đo vẽ trên thực địa... (thuộc nhóm các phương pháp thực địa). Các phương pháp này được lựa chọn phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của các em.
- Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới như phương pháp thảo luận, điều tra khảo sát,... sẽ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức địa lí trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
Các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi có sự thay đổi trong việc tổ chức dạy học. Do đó, cần sử dụng nhiều hình thức dạy học, phối hợp hình thức tổ chức dạy học truyền thống - dạy học theo lớp với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân học sinh, tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng học sinh ; kết hợp dạy học trên lớp và ngoài thực địa.
- Các phương tiện dạy học địa lí như bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, phim giáo khoa... đều có chức năng kép: vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa là phương tiện minh hoạ nội dung dạy học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn để
học sinh biết khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí, qua đó học sinh vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng địa lí.