VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN KHXH CẤP THCS

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 99 - 100)

Môn Khoa học xã hội có ưu thế và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cũng như phát triển lâu dài của học sinh; có vai trò nền tảng trong việc giáo dục tinh thần nhân văn, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và xu thế thời đại là cải cách, đổi mới, sáng tạo; giúp học sinh hiểu biết và nhận thức được quy luật khách quan về sự phát triển của xã hội loài người; lý giải quan hệ giữa con người và xã hội, con người và tự nhiên; nhận thức về Việt Nam đương đại cũng như thế giới ngày nay. Thông qua môn giáo dục Khoa học xã hội, học sinh có thể bước đầu học được cách quan sát và tư duy về xã hội, cuộc sống từ góc độ khoa học xã hội, coi trọng chứng cứ

và nâng cao năng lực lý giải hiện tượng xã hội, biết cách phân tích và giải quyết vấn đề

thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong không gian và thời gian,...

- Môn Khoa học xã hội ở cấp trung học cơ sở được hiểu theo nghĩa hẹp, là môn học tích hợp chủ yếu nội dung của phân môn Lịch sử, Địa lý; lồng ghép tích hợp kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... ở mức độđơn giản.

- Môn Khoa học xã hội giúp cho chúng ta có những hiểu biết về Trái Đất, môi trường sống của chúng ta, những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử

thế giới. Nhận biết được trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong cảnh, đặc

điểm tự nhiên, truyền thống văn hoá và lịch sử khác nhau ; con người sinh sống ở các miền ấy cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng. Từ đó, chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc ; có hành động ứng xử đúng đắn với tự nhiên và trong đời sống xã hội.

- Nội dung cốt lõi của các môn học được tổ chức theo các mạch chính: Đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, để bảo đảm cấu trúc sau: Quá trình tiến hoá (thời gian, không gian), sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kỳ; điều kiện tự nhiên, các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh; cá nhân, ....

Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Kết hợp các hình thức học cá nhân, cặp, nhóm, học tại lớp học, học thực địa, bảo tàng, học theo dự án, tự học,...

1. Phân môn Lch sa) Ví trí a) Ví trí

Môn Lịch sử ở trường phổ thông được tổ chức dạy học từ lớp 4 đến lớp 12, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung, đáp ứng nhu cầu của học sinh trong việc tìm hiểu quá khứ, nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Những hiểu biết về

quá khứ sẽ giúp học sinh hiểu hiện tại hơn, hành động đúng đắn và có hiệu quả hơn. Là “thầy giáo của cuộc sống”, “tấm gương soi của muôn đời”, bộ môn Lịch sửđịnh hướng hành động, giáo dục học sinh bằng những kinh nghiệm của quá khứ, cung cấp cho học sinh những bài học về sự thành công, thất bại, về cái tốt, cái xấu, về tiến bộ, lạc hậu...

Trong bối cảnh mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm công dân… càng phải được đề cao hơn bao giờ hết. Bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ấy, trong mối quan hệ chặt chẽ với các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn khác.

Học tập lịch sử, học sinh sẽ được bồi dưỡng những phương pháp tìm hiểu lịch sử

như nhận biết các loại tư liệu lịch sử và giá trị của chúng trong việc nắm sự thật lịch sử, rèn luyện các thao tác tiếp cận với các loại sử liệu, các nguồn thông tin cần thiết, vừa sức như : phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá…. Qua đó, học sinh hiểu biết đúng về lịch sử, hình thành năng lực tự học, tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử xã hội, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

b) Đặc điểm của kiến thức lịch sử

Môn Lịch sửở phổ thông có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ

bản, khoa học được quy định trong chương trình. Nhiệm vụ này cũng giống như tất cả

các môn khoa học khác. Tuy nhiên, môn Lịch sử cũng có những đặc trưng riêng do đặc

điểm của hệ thống kiến thức cấu thành nên nó.

- Kiến thc lch s mang tính quá khứ: Đây là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch sử với các hiện tượng tự nhiên. Như vậy, trong việc giảng dạy lịch sử có những khó

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 99 - 100)