SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÔN HỌC/HĐGD VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 44 - 45)

HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI THCS

I. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Có nhiều quan niệm khác nhau về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhưng tựu trung lại Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các hoạt động giáo dục trong trường THCS gồm: Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục hướng nghiệp;... được gọi chung là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Đối với mô hình trường học mới THCS, vừa chú trọng đến tính trải nghiệm của học sinh trong các bài học, vừa chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn ở ngoài lớp học, chủđộng phối hợp cùng cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương như đoàn, hội, đội để xây dựng một số

dự án học tập cộng đồng, gắn nội dung giáo dục trong nhà trường với các hoạt động thường xuyên tại địa phương liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; vệ sinh môi trường; hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể thao;...

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÔN HỌC/HĐGD VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Đặc trưng Môn học/HĐGD Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục đích chính Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Đặc trưng Môn học/HĐGD Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn. - Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ lôgic chặt chẽ hoặc các mô đun tương đối hoàn chỉnh. - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủđiểm

Hình thức tổ chức

- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về

không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia,... - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm cá nhân. - Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên. - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,...

- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm cá nhân.

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, cha mẹ học sinh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...).

Tương tác, phương pháp - Chủ yếu là thầy - trò. - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính. - Đa chiều. - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Kiểm tra, đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực tư duy.

- Theo chuẩn chung. - Thường đánh giá kết quảđạt được bằng điểm số.

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.

- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hoá, phân hoá.

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn trường học VNEN lớp 6 các môn khoa học xã hội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)