Cách đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương cảm ứng điện từ (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 66 - 68)

- Tập trung đánh giá tính, tự lực của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động nhóm dƣới sự tổ chức và định hƣớng của GV và kết quả học tập của HS

3.3.2.1. Đánh giá quá trình học tập

- Dựa trên những mục tiêu đã đề ra thì cần đánh giá:

+ HS có sự phát triển tính tự lực . Số HS chú ý đến học tập. Số lần HS giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Số lần HS mô tả, viết lại đƣợc đúng điều đã học, số HS biết vận dụng BĐTD để giải quyết tốt các kiến thức đã học. Số lần HS trả lời đƣợc các câu hỏi tìm tòi, vận dụng dạng thông hiểu. Thời gian hoàn thành phiếu học tập của các nhóm trên lớp. HS có thể đƣa ra

những phƣơng án thí nghiệm (T/N), có thể đƣa ra dự đoán T/N. Có thể tự lắp sơ đồ thí nghiệm nhƣ gợi ý, có thể tự làm thí nghiệm,

+ Những hành động học tập cụ thể cần đánh giá Tìm thông tin về kiến thức. Xử lý thông tin , Phân tích nội dung thông tin đã tìm. Sự tham gia hoạt động trong nhóm. Trình bày thông tin

- Phương pháp thu thập dữ kiện

Trong những buổi gặp nhau giữa GV và HS, GV quan sát và ghi nhận những vấn đề sau:

+ Có bao nhiêu HS tham gia tìm thông tin về kiến thức ở nhà theo tài liệu mà học sinh đem đến.

+ Có bao nhiêu HS tham gia thực hiện những nhiệm vụ đã đƣợc giao. + Có bao nhiêu HS tham gia thực hiện những nhiệm vụđã đƣợc giao sau khi đƣợc sự giúp đỡ của giáo viên.

+ Có bao nhiêu HS hoàn thành những nhiệm vụ đã đƣợc giao. + Có bao nhiêu HS hỏi, thắc mắc về thông tin đã thu thập đƣợc. + Có bao nhiêu HS tham gia hỏi sau khi đã đƣợc GV gợi ý giúp đỡ. + Có bao nhiêu học sinh tham gia phát biểu.

+ Có bao nhiêu học sinh tham gia trả lời câu hỏi.

+ Có bao nhiêu HS có thể tự mình lắp đƣợc sơ đồ thí nghiệm. + Có bao nhiêu HS có thể tự mình thực hành thí nghiệm + Thái độ của HS trong giờ học (không khí lớp học). + Thời gian thực hiện tiến trình so với dự kiến.

- Trong những buổi họp nhóm, dựa vào báo cáo của nhóm trƣởng:

+ Số mà học sinh vắng mặt hai lần trở lên.

+ Có bao nhiêu HS tham gia tìm thông tin về kiến thức ở nhà sau khi đƣợc sự giúp đỡ của các bạn.

+ Số câu hỏi mà học sinh đƣa ra sau mỗi lần họp nhóm. + Số nhóm hoàn thành đúng tiến trình đã đề ra.

- Trong những buổi học sinh tự làm việc ở nhà:

+ Số học sinh đƣa ra câu hỏi khi tìm thấy thông tin về kiến thức. + Số học sinh tìm cách trả lời câu hỏi đã đƣợc đƣa ra.

3.3.2.2. Đánh giá kết quả học tập.

Để đánh giá chất lƣợng hiệu quả dạy học về mặt định lƣợng, chúng tôi cho HS làm các bài kiểm tra viết, nội dung là các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về phần kiến thức đƣợc học tập và ôn tập củng cố. Sau đó các bài kiểm tra đƣợc cùng một ngƣời chấm, dựa trên cùng thang điểm 10 và đánh giá, xếp loại nhƣ sau:

+ Loại giỏi: điểm 9, 10 + Loại khá: điểm 7, 8

+ Loại TB: điểm 5, 6 + Loại yếu: điểm 3, 4

+ Loại kém: 0, 1, 2

Từ kết quả kiểm tra của HS, việc đánh giá đƣợc tiến hành bằng cách sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học phân tích và xử lý các kết quả thu đƣợc.

Tiến hành TNSP.

Việc giảng dạy các bài TN đƣợc bố trí theo đúng trình tự của phân phối chƣơng trình chung, để đảm bảo không gây xáo trộn trong công việc chung của nhà trƣờng, đồng thời không làm ảnh hƣởng đến tâm lý của GV và HS nhằm mục đích thu đƣợc những kết quả khách quan, độ chính xác cao. Trong các giờ dạy TN, GV cộng tác dạy ở lớp TN theo đúng phƣơng án soạn thảo của đề tài, còn các lớp đối ĐC vận dụng theo cách thƣờng dùng.

Kết quả và cách xử lý kết quả TNSP.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập theo nhóm chương cảm ứng điện từ (vật lí 11) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)