- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: cảm giác thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau chiếm ƣu thế trong các thành viên của nhóm. Học sinh chia sẻ những hiểu biết của nhau về học tập cũng nhƣ rút kinh nghiệm và những kiến thức mới từ ngƣời khác. Điều đó nghĩa là những nhóm khác và từng học sinh sẽ nắm tốt tài liệu đến mức nào là phụ thuộc vào chất lƣợng thực hiện của mỗi nhóm.
- Mức độ tƣơng tác, tiếp xúc giữa các học sinh rất cao. Nếu chia lớp
thành những nhóm nhỏ thì các học sinh sẽ có điều kiện tự do trao đổi ý tƣởng của mình cũng nhƣ các thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ nhau trong học tập, ủng hộ những thành công và cố gắng của nhau. Điều này rất bị hạn chế trong hình thức học tập chung trên lớp.
- Trách nhiệm với tƣ cách “tôi” và tƣ cách “chúng ta”, tức là việc học tập không còn xuất phát từ mục đích cá nhân hoặc do sợ kiểm tra, mà lĩnh hội có tính công tác phối hợp, có phƣơng hƣớng xã hội nhiều hơn.
- Phát triển một số kỹ năng nhƣ: giao lƣu, tin tƣởng, nhất trí, cùng nhau
quyết định và giải quyết những mâu thuẫn. Sự trao đổi ý tƣởng đƣợc tiến hành phi hình thức nhƣđàm thoại thân mật, trò chuyện bình thƣờng giữa bạn bè và cộng sự.
- Sự giao tiếp đa phƣơng, đa chiều. Những ý tƣởng có thể bắt nguồn từ bất cứ ngƣời nào và sự phản ứng cũng có thể từ bất cứ ai. Với hình thức học tập theo nhóm không diễn ra sự tiếp xúc trực tiếp, thƣờng xuyên giữa giáo viên và học sinh, chỉ trong trƣờng hợp cần thiết ngƣời giáo viên mới tham gia vào công việc của những nhóm riêng rẽ. Vai trò tổ chức hƣớng dẫn của ngƣời giáo viên đƣợc đề ra trƣớc khi tiến hành công tác của nhóm. Có bầu không khí dễ chịu, ai cũng có quyền nghe và phản đối